Dùng giấy nhám
Với những đôi giày mới, phần đế dễ bị trơn trượt khi di chuyển dưới trời mưa hoặc đi nhanh. Bạn dùng giấy nhám chà phần đế giày khoảng phút sẽ bớt trơn trượt và thoải mái chạy nhảy mà không lo đau chân.
Lăn khử mùi
Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa mùi cơ thể, lăn khử mùi còn có tác dụng giảm ma sát khi tiếp xúc với giày và tránh tình trạng phồng rộp chân hiệu quả. Hãy thoa một ít lăn khử mùi vào phần gót chân phía sau tiếp xúc với giày, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả ngay lập tức.
Mang theo băng cá nhân
Hãy luôn mang theo băng cá nhân trong túi xách, nhất là những ngày bạn đang đi một đôi giày cao gót mới. Phía trên của gót chân rất dễ bị trầy ra và đau đớn khi đi một đôi giày mới không thoải mái lắm, băng cá nhân sẽ cứu bạn khỏi nỗi khổ sở này. Ngay khi cảm thấy nguy cơ bị trầy khu vực đó, hãy dán một miếng băng cá nhân vào phần da tiếp xúc với cạnh của giày. Nếu đã bị trầy da nặng và cảm thấy quá đau rát, hãy tạm dừng đi đôi giày đó một thời gian.
Đi giày đúng cách
Chắc chắn là đi giày cao gót cũng cần có “nghệ thuật”. Nếu bạn đi sai cách, sai tư thế, chắc chắn cảm giác đau sẽ nhanh chóng tấn công. Hãy xem video dưới đây để biết cách đi giày cao gót sao cho đúng và thoải mái nhé!
Dùng giũa móng tay và kem dưỡng ẩm
Để loại bỏ các đường may nổi bên trong giày/xăng đan, có thể gây đau hoặc trầy xước da chân, siêu mẫu kỳ cựu Marie Helvin đề xuất giũa mịn chúng rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng lên vùng đó, VietNamnet cho biết.
Cách làm này cũng cho kết quả tương đối tốt, giúp giảm phần nào các yếu tố gây kích ứng bên trong đôi giày/xăng đan của bạn.