Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ hay vặn mình?

Trẻ sơ sinh ngủ ít không phải là chuyện hiếm gặp và thường khiến cho không ít mẹ phải mệt mỏi. Quan trọng hơn, tình trạng trẻ ngủ ít có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé, nếu kéo dài sẽ khiến bé chậm lớn, thấp còi, ăn uống kém hơn so với trẻ khác.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít là thắc mắc của không ít ông bố bà mẹ khi có con dỗ mãi không chịu ngủ.

tre so sinh ngu it 5
Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, mẹ cần hiểu một điều, bé sơ sinh lần đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài: những âm thanh, ánh sáng… đều có thể dẫn đến việc bé bị tác động. Một số những nguyên nhân tác động đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ bị ướt mông do tè ướt tã, tràn tã.
  • Bé sơ sinh có dạ dày nhỏ, sữa rất nhanh tiêu nên bé sẽ thường nhanh đói. Khi bé đói sẽ thức giấc.
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng: bé sơ sinh bị thiếu kẽm, canxi cũng sẽ ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình, bứt rứt khó chịu khi ngủ.
  • Thời tiết chuyển mùa, bé mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm… Khi trẻ sơ sinh bị ốm bé sẽ mệt mỏi, bú kém, khó ngủ.
  • Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh: tiếng ồn hay ánh sáng mạnh cũng có thể làm bé khó ngủ, do đó khi bé ngủ mẹ nên giữ không gian yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng phù hợp. Một số gia đình khi trẻ vừa về nhà, bạn bè, người thân đã đến thăm nhiều và nói lớn tiếng khiến bé khó chịu.
  • Trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc còn do phòng ngủ kín, ẩm thấp, không thoáng mát. Một số gia đình vẫn giữ thói quen nằm than hoặc nướng bồ kết có thể khiến bé khó thở và không ngủ được.
  • Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình do trào ngược dạ dày, bé thường hay nôn ói, quấy khóc nhiều vào ban đêm.

Thời gian ngủ trung bình của trẻ

Trên thực tế có nhiều trẻ sơ sinh ngủ ít hơn so với bình thường, việc trẻ hay thức chơi vào ban đêm đã trở thành nỗi ám ảnh của ông bà bố mẹ. Mỗi trẻ lại có nhu cầu khác nhau về giấc ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ cần tìm hiểu về thời gian ngủ trung bình của trẻ trong một ngày:

  • Trẻ sơ sinh (đến 8 tuần tuổi): 16 đến 18 giờ, mỗi giấc ngủ từ 2 đến 4 giờ.
  • Trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng: 14 đến 16 giờ.
  • Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: 14 giờ.
  • Trẻ 1 đến 3 tuổi: 10 đến 13 giờ.
  • Trẻ 3 đến 5 tuổi: 10 đến 12 giờ.

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

tre so sinh ngu it 4
Sau khi chào đời, bé sơ sinh thường dành cả ngày lẫn đêm để ngủ và chỉ thức khoảng vài giờ để bú mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, trẻ sẽ ngủ từ 8 - 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường là giấc ngủ ngắn, kéo dài từ 30 phút đến 4 tiếng, sau đó bé sẽ thức dậy để bú, bú xong bé sẽ ngủ lại.

Mỗi bé khác nhau sẽ có thời gian ngủ khác nhau, trẻ càng nhỏ ngày tuổi thì càng cần ngủ nhiều hơn. Do đó, để xác định trẻ sơ ít hay ngủ nhiều mẹ chỉ cần nhìn vào tổng thời gian ngủ của trẻ, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít hơn 10 tiếng một ngày thì bé đang gặp phải tình trạng ngủ ít.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

Giấc ngủ tốt và đủ là yếu tố quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, trí nhớ, học hỏi, các hoạt động trao đổi chất để phát triển của cơ thể. Vậy trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, trong lúc ngủ các tế bào được kích thích sản sinh giúp bé phát triển. Trẻ ngủ giấc dài, sâu sẽ phát triển chiều cao và trí não tốt hơn những bé có giấc ngủ ngắn.

Tình trạng trẻ ngủ ít có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ, nếu kéo dài sẽ khiến bé chậm lớn, thấp còi, ăn uống kém hơn so với trẻ khác.

tre so sinh ngu it 3
Trẻ sơ sinh ngủ không đủ thường phát triển chậm, còi cọc và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều ý kiến còn cho rằng trẻ ít ngủ sẽ “kém khôn”. Tuy chưa có sự kiểm chứng cụ thể nhưng cách lý giải cũng khá logic: bé không ngủ đủ giấc sẽ mệt mỏi, không muốn hoạt động dẫn đến nhận thức chậm cũng không phải là điều hoàn toàn vô lý.

Bé ngủ không sâu giấc hay vặn mình có sao không?

Vặn mình, đỏ mặt ở bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi là hiện tượng sinh lý khá bình thường. Biểu hiện vặn mình sinh lý là đỏ mặt, gồng mình trong vài phút sau đó sẽ tự hết. Nếu trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn uống tốt và không có các biểu hiện bất thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Vặn mình sinh lý sẽ tự hết sau khi trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi.

Tuy nhiên, khi bé thường xuyên vặn mình, ngủ không sâu thì giấc mẹ cũng nên kiểm tra xem có điều gì khiến bé khó chịu hay không. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, tiếng ồn, tã ướt, bé ăn no… cũng có thể khiến bé ngủ không ngon, ngọ nguậy nhiều.

Ngoài ra bé hay vặn mình, ngủ không sâu giấc cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh. Vì vậy khi thấy bé ngủ hay vặn mình kèm theo các triệu chứng khác như nôn ói, quấy khóc, mệt mỏi, chậm tăng cân thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.

Trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao?

Mẹ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây khi thấy trẻ sơ sinh ngủ ít, hay giật mình:

tre so sinh ngu it 2
Với những trẻ sơ sinh ngủ ít, không sâu giấc mẹ cần có cách khắc phục kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Giúp bé phân biệt ngày và đêm

Trẻ sơ sinh trong tháng đầu thường bị lẫn lộn ngày và đêm, vì vậy giấc ngủ khá lộn xộn. Mẹ có thể giúp bé phân biệt ngày và đêm bằng cách mở cửa vào ban ngày để ánh nắng tràn vào nhà và tắt đèn vào ban đêm, giúp bé rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ.

Cho trẻ bú no trước khi ngủ

Khi bị đói, trẻ sơ sinh thường ngủ ít và hay quấy khóc. Vì thế, mẹ cần chú ý quan sát thời điểm cho trẻ bú để con bú đủ trước khi ngủ sẽ giúp bé có giấc ngủ dài và sâu hơn.

Đặt bé xuống giường khi bé thiu thỉu ngủ

Thông thường, trẻ sơ sinh thường thích ngủ trên tay mẹ. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé ngủ trên tay vì điều này sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ. Thay vào đó, khi trẻ vừa thiu thỉu ngủ mẹ hãy đặt trẻ xuống giường, điều này sẽ giúp trẻ học được cách tự ngủ, không phải phụ thuộc vào mẹ.

Tạo không gian ngủ thoải mái

tre so sinh ngu it 1
Phòng ngủ cần đủ tối để bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Để giúp bé ngủ ngon không quấy khóc, mẹ nên cho bé ngủ trong một không gian thoải mái, nhiệt độ thích hợp và yên tĩnh.

Thay tã cho bé thường xuyên

Tã ướt không chỉ khiến bé khó ngủ, ngủ ít mà có có thể dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ em. Vì vậy, mẹ nên chú ý kiểm tra lại tã cho trẻ trước khi bé ngủ để bé ngon giấc hơn.

Âm nhạc

Âm nhạc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, không chỉ giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn mà còn giúp kích thích phát triển tư duy cho trẻ rất tốt. Mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise). Theo các nghiên cứu, tiếng ồn trắng gần giống với âm thanh khi bé ở trong bụng mẹ, tạo cho trẻ cảm giác quen thuộc và an toàn, dễ ru trẻ vào giấc ngủ.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình, quấy khóc vào ban đêm... có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu canxi. Mẹ nên tắm nắng cho trẻ đều đặn để tăng cường canxi cho bé.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ ít hay trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít bú cũng đều không tốt. Vì thế, nếu mẹ đã áp dụng mọi cách nhưng trẻ vẫn ngủ ít thì mẹ nên cho trẻ đi khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Năm điều bạn chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề khó khăn của cha mẹ trẻ. Liệu bạn...

Căn bệnh khiến bé trai méo miệng lúc ngủ dậy, bác sĩ cảnh báo gì?

Nhiều trẻ em bị méo miệng do liệt dây thần kinh số VII ngoại biên nếu không được điều trị...

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít?

Trẻ sơ sinh ngủ ít thường phát triển chậm, còi cọc và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe....

Cách ngâm chanh đào, mật ong cho bé phòng bệnh suốt bốn mùa

Chỉ cần những nguyên liệu đơn giản, mẹ có thể học cách ngâm chanh đào, mật ong trị ho, phòng...

Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ đã biết chưa?

Trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên việc chăm sóc trẻ sơ sinh cũng sẽ kỹ hơn rất nhiều,...

Bác sĩ Nhi tại Mỹ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh

Làm gì khi con bị cảm là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Bài viết của bác...

Phòng tránh mụn nhọt mùa hè cho trẻ

Con tôi 3 tuổi, cháu đã mọc nhiều nhọt ở đầu, trán khiến cháu rất đau, khó chịu và không...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

30 phút trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

31 phút trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

33 phút trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

5 giờ trước

Cách làm son môi từ cà chua cực đơn giản tại nhà

5 giờ trước

5 lời khuyên quan trọng phòng ngừa ung thư miệng và những dấu hiệu cần chú ý

5 giờ trước

8 lợi ích của việc đi bộ hơn 10.000 bước mỗi ngày

5 giờ trước

Bỏ một ít kem đánh răng vào nước vo gạo, bất ngờ về điều kỳ diệu mà bạn thấy trong...

5 giờ trước

Uống nước mía có tăng cân không?

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình