Trường hợp cho con bú nhưng lại vô tình phát sốt khiến nhiều mẹ bỉm hoang mang và không biết xử lý sao cho ổn thỏa. Bởi nếu uống thuốc vào rồi cho con bú thì lại sợ ảnh hưởng không tốt cho con. Còn không uống thuốc thì tình trạng sức khỏe của mẹ không được đảm bảo và chăm con lại càng vất vả hơn nữa.
Vậy khi mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không?
Theo thông tin từ các bác sĩ thì việc sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú là điều không được khuyến khích. Bởi lẽ, nguyên nhân là một phần của thuốc sẽ đi vào sữa mẹ và tác động trực tiếp tới bé.
Mặt khác, chức năng gan thận của trẻ sơ sinh chưa tốt, khả năng đào thải chất độc chỉ bằng 10% người lớn. Do đó, nếu không thực sự cần thiết thì mẹ nên hạn chế vì bé có thể bị ngộ độc nếu mẹ uống nhiều thuốc.
Những trường hợp mẹ bị sốt khi đang cho con bú mức độ nhẹ thì tốt nhất là không nên uống thuốc mà hãy áp dụng các biện pháp hạ sốt dân gian, nghỉ ngơi và ăn uống thật điều độ để nhanh chóng khỏe lại.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng, phải sử dụng thuốc mới có thể khỏi bệnh. Trong trường hợp này tốt nhất mẹ bỉm nhà ta hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì mà vẫn muốn cho con bú. Bởi lẽ, tùy từng loại thuốc sẽ có những công dụng và liều lượng khác nhau, sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều nếu mẹ muốn cho con bú.
Một số cách hạ sốt hiệu quả mà mẹ vẫn có thể cho con bú
Tuy không thể so sánh bằng các loại thuốc tây, nhưng nếu mẹ bỉm nhà ta vẫn muốn cho con bú sữa mẹ thì có thể áp dụng những cách hạ sốt theo phương pháp dân gian thế này nhé:
- Mẹ có thể dùng khăn ấm để lau và hạ nhiệt ở những bộ phận như: nách, trán, mang tai,... Nên mặc quần áo mỏng, thoáng dễ chịu nhất để thân nhiệt không bị tăng nữa.
- Mẹ cũng nên súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Uống nhiều nước có thể pha một chút mật ong và chanh cũng là cách làm hiệu quả.
- Ăn cháo hành tía tô là mẹo hạ sốt khi cho con bú rất hiệu quả mà mẹ bỉm nhà ta nên áp dụng.
- Nên nhớ rằng chế độ ăn uống cần bổ sung đủ chất để cơ thể nhanh bình phục.