Trong những tháng đầu đời của con, dinh dưỡng luôn là vấn đề hàng đầu mà cha mẹ nào cũng nên quan tâm đến. Chế độ dinh dưỡng từ sữa sẽ giúp con phát triển một cách toàn diện. Vì thế, chuyện con bú bình trước khi đi ngủ không còn quá xa lạ đối với các mẹ bỉm. Thế nhưng, khi nào thì nên cho con ngưng bú bình thì không phải chị em nào cũng biết?
Theo thông tin từ các bác sĩ khoa nhi thì trẻ sơ sinh rất giỏi để có thể tự điều chỉnh sự ăn uống của mình. Vì thế, nếu bé có tín hiệu nói “không” với chai sữa thì các mẹ cũng đừng ép chúng nhé.
Nếu bạn cho rằng trẻ lúc này còn quá nhỏ chưa hiểu chuyện và chỉ làm theo bản năng thì tốt nhất nên thảo luận vấn đề thôi bú bình này với các bác sĩ chuyên khoa để được kết quả tốt nhất nhé.
Nếu việc bú bình trước khi đi ngủ có vẻ như không ảnh hưởng nhiều tới sự bất tiện trong sinh hoạt mẹ bỉm, hãy xem xét kéo dài thói quen này cho trẻ cho đến khi bé có thể ngủ thiếp đi một mình mà không cần phải bú bình nữa.
Tuy nhiên, phụ huynh nào cũng cần phải lưu ý một điều là khi bé đã mọc răng, việc bú bình trước khi đi ngủ có thể khiến bé bị sâu răng đấy nhé. Nguyên nhân là do sữa có xu hướng tạo ra nhiều loại đường trong miệng của bé khi ngủ. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho lũ vi khuẩn có hại tấn công răng miệng của bé.
Vì thế, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em cho rằng: Cha mẹ trẻ có thể cho trẻ ngừng bú bình trước khi đi ngủ khi bé được 6 – 9 tháng tuổi. Nếu quá thương con cũng chỉ nên cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ chậm nhất là khi trẻ được 12 hay 18 tháng tuổi. Tuy đây có thể là một thói quen khá khó khăn để cha mẹ có thể ngừng cho trẻ bú bình nhưng nên nhớ rằng, thời điểm này các em không cần lượng calo trong sữa.
Khi trẻ được 12 tháng, trẻ nên nhận được tất cả nhu cầu dinh dưỡng từ các bữa ăn ban ngày. Hãy thử tạo cho bé sự thoải mái với nhiều đối tượng khác thay thế thay vì bú bình trước khi đi ngủ như cho trẻ chơi đùa với một cái chăn ưa thích hay đồ chơi nhồi bông.
Ngoài ra, việc cho bé bú lúc ngủ còn dễ khiến nguy cơ sặc sữa sẽ cao hơn. Bé bú ở tư thế nằm ngang làm cổ dạ dày hạ thấp dễ gây hiện tượng trào ngược acid dạ dày lên thực quản, thoát lưu sữa qua dạ dày chậm hơn làm trẻ no lâu hơn, ảnh hưởng đến bữa ăn sau đó. Còn hình thành thói quen không tốt là thích ngậm núm vú khi ngủ, không thể đảm bảo được vệ sinh răng miệng, dễ bị viêm họng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng, khung hàm sau này.