Với tâm lý yêu thương con cái, đôi khi bố mẹ thường tranh làm hết tất cả những việc đáng ra trẻ nên tự làm hoặc quan tâm con thái quá. Vô hình chung biến đứa trẻ trở nên bị thụ động, thiếu kĩ năng trong cuộc sống.
Sau đây là những điều bố mẹ không nên làm thay con cái, để từ đó bé trở thành người hoạt bát, thông minh và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống:
1. Nói chuyện thay con
Trong một số trường hợp khi người khác hỏi tên của bé là gì, bố mẹ thường có thói quen trả lời hộ bé. Điều này là không cần thiết. Nếu bé đã biết nói, bố mẹ nên cho bé cơ hội để tự trả lời các câu hỏi. Mẹ có thể gợi ý cho bé cách nói chuyện nếu bé yêu cầu. Tuy nhiên, mẹ cần tuyệt đối tránh việc nói chuyện thay cho bé.
2. Trở thành bạn của con
Nhiều bậc phụ huynh cố gắng trở thành bạn của con cái và không muốn con có bất cứ bí mật riêng nào. Chúng ta có thể dễ dàng hiểu tại sao bố mẹ lại muốn điều này nhưng hãy nghĩ kĩ hơn một chút. Một người bạn là người bé có thể nói chuyện bình đẳng và nói mọi thứ.
Tuy nhiên, bố mẹ lại có vai trò khác nhau đối với trẻ. Bố mẹ quan tâm và yêu thương con cái của mình. Vì vậy tốt nhất là các bậc phụ huynh không cần phải cố gắng để trở thành bạn thân của bé. Hãy để bé tìm bạn bằng độ tuổi. Vai trò của bố mẹ là giúp đỡ, yêu thương và hỗ trợ bé.
Điều bố mẹ nên làm là nói không với việc trở thành bạn của bé. Thay vào đó hãy cố gắng hỗ trợ và tôn trọng bé.
3. Cân bằng giữa việc cần và muốn
Bố mẹ biết rõ bông cải xanh tốt cho sức khỏe của bé hơn là kẹo. Vì vậy bố mẹ sẽ khuyến khích con cái những gì cần cho sự phát triển khỏe mạnh của bé hơn là những gì bé muốn. Điều đó dẫn đến việc đàn áp cái tôi và mong muốn của bé. Điều này có thể khiến bé chống đối và không nghe lời bố mẹ.
Bố mẹ nên tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của bé. Nếu mẹ cần dạy cho con những thói quen tốt hãy làm từ từ đừng bao giờ áp đặt bé.
4. Giúp đỡ con quá nhiều
Bé 2 đến 3 tuổi đã có thể tự mặc quần áo, rửa bát và đặt quần áo bẩn trong máy giặt. Đặc biệt trong thời đại này các bé đều mong muốn được làm điều đó một mình.
Ngược lại bố mẹ lại thường muốn bao bọc và giúp đỡ con làm mọi thứ. Điều này là không nên. Bố mẹ nên để con làm mọi thứ có thể trong khả năng.
5. Áp đặt gu âm nhạc, phim ảnh cho con
Bố mẹ thường cố gắng áp đặt thị hiếu âm nhạc, sở thích đọc sách và phong cách quần áo cho con mình. Điều đó sẽ làm giảm cá tính của bé. Trong nhiều trường hợp nó còn dễ dẫn tới việc bé bất bình và làm ngược lại hoàn toàn. Để giảm bớt tình trạng này thay vì áp đặt bé bố mẹ nên nói chuyện, thảo luận với bé về những gì mình thích để truyền cho bé tình yêu với những điều đó một cách tự nhiên.
6. Kiểm soát tiền bạc của con
Đôi khi bé sẽ có tiền riêng của mình. Bố mẹ không nên cố gắng thẩm vấn và tìm hiểu bé có bao nhiêu tiền. Điều tồi tệ nhất bố mẹ làm chính là kiểm tra túi tiền của bé. Nó sẽ khiến bé bị mất lòng tin.
Bố mẹ nên dạy bé cách quản lý, kiểm soát tiền bạc để có thể mua những thứ bé muốn bằng tiền của chính mình.
7. Lựa chọn sở thích thay con
Các bà mẹ thường muốn con gái chơi nhạc và sẵn sàng đưa bé đi khắp thành phố để học nhạc 3 lần/ tuần. Trong khi các ông bố lại muốn con trai chơi bóng đá mỗi tối. Điều đó cho thấy bố mẹ thường vô thức áp đặt sở thích lên con cái.
Điều bố mẹ nên làm là kiên nhẫn và quan sát bé. Hãy chú ý đến sở thích và khuynh hướng của bé và hỏi bé thích gì. Như vậy bé có thể được theo đuổi sở thích của bản thân.
8. Chiếm thành công của con
Rất nhiều bà mẹ thường đăng các bức ảnh con cái lên mạng xã hội với status: “Chúng tôi đã ăn rất ngon”, “Chúng tôi đã bắt đầu học đi bộ!”. Mặc dù điều này thể hiện sự ủng hộ của các bà mẹ nhưng đó không phải là thành công của các mẹ mà là của các bé.
Đặc biệt khi bé lớn lên, mọi chuyện có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Các ông bố, bà mẹ bắt đầu nói về các thành công của con như thể toàn bộ là do công sức và cố gắng của bố mẹ. Điều này thường khiến con cái không thoải mái.
9. Chọn quà thay con
Khi bé có thể nói, bé có quyền chọn những thứ bé muốn như quà tặng. Bé không cần phải chọn một chiếc áo phông hay một món đồ chơi giáo dục. Hãy để bé tự lựa chọn. Tất nhiên không phải lúc nào cũng nên để bé chọn mọi thứ. Nhưng việc cho bé quyết định sẽ giúp bé học được kĩ năng lựa chọn, ra quyết định và đối mặt với hậu quả. Những kĩ năng này sẽ giúp bé rất nhiều khi trưởng thành.
10. Can thiệp vào cuộc sống cá nhân của con cái
Các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi thanh thiếu niên thường mắc phải sai lầm là can thiệp quá sâu vào đời tư của bé. Con cái có bạn bè và hẹn hò là việc hoàn toàn tự nhiên. Bố mẹ không nên cố gắng truy tìm, gạn hỏi con cái về điều này. Khi đủ tin tưởng, chúng sẽ tự chia sẻ thông tin với bố mẹ.
Thay vì tra hỏi, bố mẹ hãy để cho con cái có không gian riêng. Đừng bao giờ hỏi con những câu hỏi mà chúng không muốn chia sẻ ci tiết. Đặc biệt không bao giờ đọc trộm tin nhắn của con cái.