Nội dung bài viết
Thành phần dinh dưỡng của quả mít
Trước khi đi sâu tìm hiểu bầu 3 tháng đầu ăn mít được không thì các mẹ nên điểm sơ qua các thành phần dinh dưỡng có trong quả mít gồm những gì?
Loại quả này có hàm lượng đường và nhiệt lượng cao. Thịt múi mít chín chứa từ 0,6 – 1,5% protein và 11 – 14% glicid (gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose,…) cùng các chất khoáng như sắt, canxi, photpho,…
Cụ thể trong 100g mít có đến:
- 48kcal nước
- 84,4g protein
- 0,6% gluxit
- 11,4% canxi
- 21mg photpho
- 28mg sắt
- 0,40mg betacaroten
- 180mg vitamin C
- 5mg photpho, vitamin B,…
Ngoài ra hạt mít còn có giá trị dinh dưỡng tương đương như các loại hạt hay củ khác. Với 70% tinh bột, 5.2% protein, 0.62% lipid, 1.4% các khoáng chất,…có lợi cho cơ thể.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia khuyên phụ nữ khi mang thai nên bổ sung thêm loại thực phẩm này để hỗ trợ sức khỏe tốt hơn. Nhờ chứa các dưỡng chất cần thiết như protein, vitamin C, axit folic, niacin, sắt,… giúp ích cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể:
Tăng cường hệ miễn dịch
Mít chứa hàm lượng các vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bà bầu. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ các virus, vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Đặc biệt là phòng tránh các bệnh cơ bản mà bà bầu thường gặp như cảm cúm, ho, cảm lạnh,…
Hỗ trợ giảm huyết áp
Thực phẩm này tốt cho bà bầu có tiền sử mắc chứng cao huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy trong 100g mít có chứa đến 303mg kali. Nổi bật với tác dụng điều hòa huyết áp và ngăn ngừa quá trình gây bệnh về tim hay đột quỵ.
Phòng ngừa rối loạn tuyến giáp
Phụ nữ khi mang thai hoocmon HCG thường gia tăng khá mạnh mẽ. Điều này khiến cho lượng hormone tuyến giáp trong máu bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng rối loạn tuyến giáp. Vì thế, trong thời kỳ mang thai, bà bầu nên duy trì và ăn cân bằng loại trái cây này để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hạn chế tình trạng thiếu máu
Trả lời cho câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Các chuyên gia khẳng định là có nhưng với mức độ vừa phải. Bởi mít là một trong số những loại trái cây có chứa nguồn chất sắt cao giúp mẹ bầu tránh được tình trạng thiếu máu.
Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai nên chú trọng việc bổ sung chất sắt từ các nguồn động vật. Vì nguồn thực vật khá ít và khó hấp thu vào cơ thể hơn.
Hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động tốt
Loại trái cây này chứa nhiều chất xơ đáp ứng đủ khoảng 11% nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày. Ăn mít giúp bà bầu chống táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa loại bỏ màng nhầy ở ruột. Đồng thời ngăn ngừa hiệu quả chứng viêm loét dạ dày hay ung thư đại tràng.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Mít không những cung cấp nhiều hàm lượng magie cho cơ thể mà còn rất giàu canxi hỗ trợ cho cơ thể hấp thụ tốt hơn. Vì thế, để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loãng xương bà bầu nên cập nhật thêm loại quả này vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.
Giúp sáng mắt và đẹp da
Hàm lượng lớn vitamin A có trong quả mít hỗ trợ bà bầu có đôi mắt sáng và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, còn chứa một số thành phần có lợi giúp da thêm mềm mịn và hồng hào tự nhiên.
Giảm căng thẳng và stress
Nhiều nghiên cứu cho rằng đặc tính của quả mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng và lo âu vô cùng hiệu quả. Từ đó giúp cho bà bầu có tinh thần thoải mái hơn trong giai đoạn mang thai.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Nhiều người không biết mít là loại quả có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Nhờ chứa các chất saponins và isoflavones với tác dụng loại bỏ và tiêu diệt hầu hết các gốc tự do gây ung thư.
Bà bầu ăn mít sấy khô có được không?
Một số bà bầu thường có sở thích ăn mít sấy khô. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có khá nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm này chứa chất bảo quản gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà bầu. Đặc biệt mít được làm khô ở nhiệt độ cao nên hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng giảm đi đáng kể so với mít tươi.
Chính vì thế, nếu muốn ăn mít sấy bà bầu nên hạn chế ăn nhiều. Thay vào đó chỉ ăn ít để đảm bảo tốt cho bản thân và thai nhi.
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn mít trong giai đoạn 3 tháng đầu
- Bầu 3 tháng đầu có thể ăn mít, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn khi ăn với liều lượng lớn như dị ứng, rối loạn hệ tiêu hóa, rối loạn máu, tiểu đường,…
- Loại quả này có tính nóng nên khi bà bầu tiêu thụ quá nhiều rất dễ gặp phải các tình trạng như buồn nôn, chóng mặt,… Nặng hơn còn có thể sẩy thai.
- Chính vì thế, bà bầu trong giai đoạn đầu cần chú ý một vài điều sau khi ăn mít để bảo vệ bản thân cũng như thai nhi một cách tốt nhất:
- Hạn chế ăn nhiều và thường xuyên trong thời gian dài. Bởi mít chứa nhiều chất xơ và hàm lượng đường cao. Do đó, nếu không có kế hoạch ăn hợp lý rất dễ gây ra nhiều tác dụng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bà bầu mắc chứng tiểu đường, béo phì hay huyết áp thấp tuyệt đối không ăn nhiều mít
- Trường hợp bà bầu bị dị ứng với mít hay rối loạn đông máu không được ăn mít vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu bà bầu có những dấu hiệu dị ứng sau khi ăn mít thì nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được hỗ trợ điều trị sớm và hiệu quả.
- Bà bầu nên ăn từ 80 – 100g mít mỗi ngày để không gây hại cho sức khỏe. Mỗi tuần ăn khoảng 1 – 2 lần.
- Lựa chọn mua mít ở siêu thị hay cửa hàng nông sản uy tín để tránh trường hợp mua phải mít kém chất lượng, chứa hóa chất độc hại.
- Bà bầu đang trải qua quá trình cấy ghép mô không nên ăn mít
Bài viết đã giải đáp hầu hết những thắc mắc về việc bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Do đó, phụ nữ khi mang thai muốn ăn loại trái cây này cần đảm bảo liều lượng hợp lý để tránh các tác dụng xấu có thể xảy ra gây hại đến sức khỏe bản thân và thai nhi.