Nội dung bài viết
Nhiều mẹ bầu mang thai lần đầu và khá hoang mang khi tháng cuối bị đau bụng dưới, thậm chí có mẹ còn cảm thấy đây là chuyện bình thường và không đáng lo. Vậy nguyên nhân thực sự khiến bầu tháng cuối đau bụng dưới là gì và cách khắc phục ra sao, các chị em có biết không? Bầu tháng cuối đau bụng dưới phổ biến ở giai đoạn cuối thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet
Các biểu hiện của bầu tháng cuối đau bụng dưới
Bầu tháng cuối đau bụng dưới bên trái
Bầu tháng cuối đau bụng dưới ở nhiều vị trí: bên trái, bên phải hoặc cả vùng bụng. Vùng bụng dưới bên trái đau quặn thắt từng đợt khiến các mẹ khó chịu và nghĩ đây là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa thì không mấy ai biết. Lý do sẽ được giải đáp ở phần bên dưới về nguyên nhân chung của triệu chứng này.
Bầu tháng cuối đau bụng dưới bên phải
Tương tự như những cơn đau bụng dưới khác, bầu tháng cuối đau bụng dưới bên phải cần được theo dõi cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của sảy thai hay những mối nguy hiểm khác.
Bầu tháng cuối đau bụng dưới từng cơn
Mẹ bầu đau từng cơn dữ dội, thỉnh thoảng lại hết rồi lại phát, làm cho mẹ bầu khó chịu. Cơn đau có thể đến bất cứ lúc nào khiến mẹ mất ăn mất ngủ.
Nguyên nhân bầu tháng cuối bị đau bụng dưới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bầu tháng cuối bị đau bụng dưới chứ không đơn giản chỉ là sinh non như các mẹ nghĩ. Các trường hợp phổ biến nhất là:
Sinh non
Những cơn đau đột ngột từng cơn như đau đẻ, nghi ngờ bé đang đạp trong bụng mẹ. Kèm theo cơn đau là tử cung co bóp mạnh, dịch nhầy tiết ra nhiều, lưng đau, thỉnh thoảng chuột rút… Sinh non rất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn là không giữ được em bé, do đó mẹ cần đến bác sĩ ngay để theo dõi và điều trị.
Tiền sản giật
Nếu thấy đau bụng dưới dữ dội vào tháng cuối kèm theo phù chân tay, đau lưng, tăng cân đột ngột, chứng tỏ mẹ đã bị bệnh tiền sản giật.
Tiền sản giật là một bệnh vô cùng nguy hiểm khi mẹ mang thai, nếu không điều trị sớm có thể bị co giật, suy tim, suy hô hấp và tình trạng nguy kịch cho mẹ và bé.
Bong nhau non
Dấu hiệu của bong nhau non là có chất dịch nhầy tiết ra nhiều. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp. Bong nhau non có thể khiến mẹ bầu tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tháng cuối trong giai đoạn mang thai, tử cung giãn nở tối đa và co bóp cực mạnh, chèn ép bàng quang khiến cho mẹ khó đi tiểu mặc dù rất buồn tiểu, gây ra hiện tượng tắc nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng thận.
Bầu tháng cuối đau bụng dưới có sao không?
Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu, do đó mức độ nguy hiểm không cao. Tuy nhiên, các mẹ cần phải theo dõi triệu chứng và tần suất đau bụng. Nếu đau âm ỉ lâu ngày, kèm theo các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, đau lưng và cơn đau ngày một dữ dội hơn thì hãy đến bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị nhé.
Biện pháp giảm đau khi bầu tháng cuối đau bụng dưới
Tập yoga
Tập yoga hay các động tác thể dục nhẹ nhàng tại chỗ sẽ khiến cơ thể mẹ bầu dễ chịu và thoải mái hơn, các cơ bụng được vận động, mạch máu lưu thông giúp cơn đau dịu bớt.
Hạn chế vận động mạnh
Vận động mạnh như làm việc nặng, mang vác, leo cầu thang, xách đồ nặng sẽ tác động lên bụng và khiến cơn đau bụng dưới ập đến. Do đó hãy đi lại nhẹ nhàng và cẩn thận tránh va vấp gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Càng tháng cuối càng phải cẩn thận các mẹ nhé.
Đúng tư thế
Khi nằm hay ngồi, các chị em cũng phải chọn tư thế nào phù hợp và thoải mái nhất, tránh áp lực lên vùng bụng. Các chị em nên ngồi có ghế dựa để lưng thoải mái tránh đau lưng.
Kiêng quan hệ tình dục
Mặc dù một thời gian dài mang thai vợ chồng phải hạn chế tình dục đến mức tối đa thì càng về tháng cuối càng tránh xa ham muốn đó bởi quan hệ tình dục khiến tử cung co bóp mạnh và chuyển dạ sớm so với thời gian sinh dự kiến.
Thăm khám bác sĩ định kỳ hoặc khi có cơn đau bất chợt
Việc thăm khám bác sĩ định kỳ, ít nhất 1 lần vào tháng cuối sẽ giúp mẹ biết được tình trạng hiện tại của con và có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo sức khỏe.
Những kiến thức về bầu tháng cuối đau bụng dưới trong bài viết có thể giúp các mẹ bầu bình tĩnh hơn khi gặp tình trạng này. Từ đó, có những biện pháp ngăn ngừa giảm đau hiệu quả hơn.