Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu ăn quả roi có tốt không: Mẹ cần biết để thai kỳ khỏe mạnh

Quả roi hay còn được gọi là quả mận, đây là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là chị em phụ nữ. Vậy bà bầu ăn quả roi có tốt không, quả roi nóng hay mát? Cùng Phụ Nữ Sức Khỏe tìm hiểu “tất tần tật” về việc ăn roi trong thai kỳ qua bài viết sau đây.

Quả roi là quả gì?

Quả roi (theo cách gọi của miền Bắc, miền Nam gọi là mận) là loại trái cây có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Mặc dù vậy, những nơi có khí hậu nhiệt đới khác cũng có thể trồng loại cây này. Đây là loại trái cây có nhiều vào mùa hè. Ngoài giá trị dinh dưỡng, roi còn có nhiều tác dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Cây roi phát triển mạnh mẽ. Khi trưởng thành, cây ra hoa và có thể cho 700 quả mỗi cây. Cây roi không chỉ được trồng nhiều ở Việt Nam mà còn được trồng phổ biến tại Đài Loan, Thái Lan, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và Sri Lanka.

ba bau an qua roi co tot khong 6
Quả roi là theo cách gọi của miền Bắc, miền Nam gọi là mận - Ảnh minh họa: Internet

Quả roi có vị chua ngọt, chát nhẹ hấp dẫn, và thường được mua về sử dụng như loại quả ăn vặt vào mùa hè. Đây được coi là một trong những biểu tượng đặc trưng của miệt vườn sông nước Nam Bộ và cũng trở nên thân thuộc ở mọi nơi trên khắp cả nước.

Quả roi có hình dạng giống như quả chuông, tên tiếng Anh là Bell Fruit. Cây có nhiều giống khác nhau nên quả cũng có sự khác biệt về màu sắc, từ roi xanh, hồng nhạt, hồng đậm, trắng cho đến màu đỏ đậm. Thịt quả roi hơi xốp, mọng nước, có loại nhiều hạt, một số loại không có hạt, theo từng loại có vị ngọt, hơi chua, phảng phất vị chát.

ba bau an qua roi co tot khong 5
Quả roi có hình dạng giống như quả chuông - Ảnh minh họa: Internet

Roi được thu hái từ cây roi (mận), loại cây mang tên khoa học Syzygium samarangenses họ đào kim cương/sim, thuộc họ thực vật Myrtaceae. Tại Việt Nam, cây roi là giống cây ăn trái đã gắn bó với người dân mọi miền quê từ lâu đời. Vừa trồng để lấy quả, làm cảnh, vừa lấy bóng râm nhờ tán lá sum suê, xanh mướt quanh năm cùng mùi hương dễ chịu.

Quả roi ở miền Bắc thường cho thu hoạch vào mùa hè, nhưng roi ở miền Nam lại có quanh năm. Ngoài việc ăn tươi trực tiếp, người ta còn chế biến roi thành salad, làm mứt tùy theo sở thích.

Thành phần dinh dưỡng của quả roi

Theo phân tích của các nhà khoa học trong 100g phần ăn được của quả roi có: Nước 84,80g, protein 0,5 – 0,8g, chất béo 0,2 – 0,3g, carbohydrate 9,7 – 14,2g, xơ 1 – 2g, caroten 123 – 235 IU, vitamin B complex 0,55 – 1,04mg và vitamin C 3 – 37mg…

ba bau an qua roi co tot khong 4
Mẹ nên bổ sung loại quả này vào thực đơn thai kỳ của mình - Ảnh minh họa: Internet

Các loại khoáng chất thiết yếu có: kali, mangan, sắt, kẽm, magie… Bên cạnh đó phải kể đến nhiều hợp chất hữu cơ như friedelin lactone, axit betulinic, jambosine rất có lợi cho sức khỏe.

Ăn quả roi có tốt cho bà bầu không?

Bà bầu ăn quả roi có tốt không là thắc mắc của nhiều chị em khi roi vào mùa chín rộ. Loại quả này mang năng lượng thấp, trong khi hàm lượng nước cao, nên bà bầu ăn quả giúp chống béo phì.

Đặc biệt, hàm lượng chất xơ có trong quả roi cao, nên rất hữu hiệu trong việc quét các chất béo và đường dư thừa ra khỏi đường tiêu hóa qua bài tiết. Lại thêm sự hỗ trợ từ chất xơ nên làm cho lượng đường hấp thu vào máu một cách từ từ, tránh khỏi tình trạng tăng insulin nguy hiểm trong máu.

Vì vậy bà bầu ăn quả roi có tốt không thì câu trả lời là có. Mẹ nên bổ sung loại quả này vào thực đơn thai kỳ của mình. Quả roi là trái cây có tác dụng làm giảm nhiệt mùa hè và giúp bạn giảm cơn khát ngày nóng nực nên nó có lợi cho phụ nữ mang thai.

ba bau an qua roi co tot khong 3
Quả roi là trái cây có tác dụng làm giảm nhiệt mùa hè - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu cũng có thể sử dụng loại quả này để ép nước uống hàng ngày. Cây roi rất dễ trồng và dễ đậu quả nên người ta thường ít sử dụng thuốc trừ sâu. Vì vậy bà bầu ăn quả roi rất an toàn.

Tác dụng quả roi với bà bầu

1. Ngăn ngừa mất nước

Tác dụng của quả roi với bà bầu đầu tiên là giúp ngăn ngừa mất nước. Do phần lớn thành phần của mận là nước nên mận cung cấp lượng nước giúp tránh mất nước rất tốt.

2. Bổ mắt cho mẹ và em bé trong bụng

Roi là một trong các thực phẩm bổ sung vitamin, đặc biệt là nguồn bổ sung vitamin A cho cả thai phụ và thai nhi, giúp cải thiện, phát triển thị lực cho cả mẹ lẫn con. Chỉ cần một mình mẹ ăn mà cả hai mẹ con được lợi, thì ăn roi trong thai kỳ là việc rất nên làm.

3. Giúp bổ máu

Mận chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ chất sắt rất tốt, giúp bổ máu.

4. Bảo vệ da

Roi cũng có tác dụng làm đẹp cho các mẹ bầu, bên trong roi có chứa các chất chống oxy hóa. Nhờ đó, ăn roi giúp da của mẹ bầu không bị lão hóa và được bảo vệ rất tốt. Với lượng vitamin C dồi dào cho cơ thể đem lại làn da mịn màng, sáng và hồng hào hơn.

5. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tác dụng của quả roi với bà bầu kế tiếp là bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch. Nhờ hàm lượng chất xơ cao có trong roi, cùng với các chất dinh dưỡng khác giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh tim mạch như tim mạch vành, đau tim, đột quỵ.

6. Kiểm soát cân nặng cho mẹ

ba bau an qua roi co tot khong 2
Quả roi là một lựa chọn lý tưởng cho thực đơn kiểm soát cân nặng - Ảnh minh họa: Internet

Quả roi là một lựa chọn lý tưởng cho thực đơn kiểm soát cân nặng khi mang thai vì roi không chứa đường hay chất béo. Hơn hết, hàm lượng chất xơ ở mức cao nên đảm bảo mong muốn về việc tăng cân chuẩn khi mang thai nhưng vẫn đủ chất cho bé.

7. Ngăn ngừa táo bón thai kỳ

Quả roi nên ăn được mẹ bầu ăn thường xuyên để hệ tiêu hóa hoạt động mượt mà, ngăn chặn chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy ruột loại bỏ chất thải một cách hiệu quả.

8. Chống nấm, nhiễm trùng

Sự thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu dễ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng, nhất là ở hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục. Các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong quả roi có thể chống lại các vi khuẩn truyền nhiễm, chống nấm hiệu quả.

Các vi khuẩn có hại xuất hiện nhanh chóng bị loại bỏ, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch tốt, chống chọi trước mầm mống gây bệnh.

Bà bầu ăn nhiều quả roi có tốt không?

Bà bầu không nên ăn roi quá nhiều. Vì bên trong roi có chứa hàm lượng axit nên khi đói mà ăn nhiều roi có thể làm khó chịu cho bao tử.

Quả roi giàu chất dinh dưỡng nhưng chúng lại chứa rất ít năng lượng. Ăn nhiều làm cho mẹ có cảm giác thấy no nhưng thực tế cơ thể lại không có được lượng năng lượng cần thiết.

ba bau an qua roi co tot khong 1
Bà bầu không nên ăn roi quá nhiều - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ bầu không nên ăn quá 10 quả /ngày, không nên ăn vào lúc đang đói. Các mẹ bầu nên ngâm roi với nước muối loãng trong khoảng 15-20 phút để đảm bảo an toàn trước khi ăn.

Lưu ý khi bà bầu ăn roi trong thai kỳ

1. Không ăn roi vào lúc đói

Nếu ăn vào lúc đói với việc đưa lượng lớn vitamin C vào cơ thể sẽ làm dạ dày tiết dịch tiêu hóa nhiều hơn so với bình thường. Điều này dẫn đến việc khiến xót ruột, đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, khiến các vết loét dạ dày trở nên nghiêm trọng.

2. Ăn quả roi quá nhiều gây khó tiêu, đầy hơi

Mặc dù mang lại những lợi ích đối với hệ tiêu hóa nhưng quả roi ăn quá nhiều làm cho lượng chất xơ trong dạ dày vượt mức. Cơ thể không kịp bài tiết nên làm giảm khả năng hấp thu thức ăn, gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi.

3. Tránh ăn roi cùng với một số thực phẩm khác

Một trong những lưu ý đặc biệt quan trọng mẹ nhất định cần phải nắm bắt được khi bổ sung quả roi đó là không nên kết hợp cùng với một số loại thực phẩm khác.

Quả roi và dưa chuột không ăn cùng lúc với nhau sẽ không tốt, bởi vitamin C trong quả roi sẽ bị enzyme của dưa chuột triệt tiêu. Thêm vào đó, nếu quả roi ăn với tôm dễ dẫn đến phản ứng hóa học, tạo thành chất độc làm buồn nôn, chóng mặt.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho chị em kiến thức về việc bà bầu ăn quả roi có tốt không cũng như các thông tin về đặc điểm, lợi ích cũng như cách thức sử dụng quả roi sao cho hiệu quả nhất. Mẹ bầu có thể an tâm bổ sung roi vào chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cơ thể cũng như sự phát triển toàn diện của bé.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Những cách chế biến món hạt dẻ yêu thích cho bà bầu ăn vặt trong thai kỳ

Hạt dẻ là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, trong đó có các chị em đang mang bầu....

Những món canh tốt cho bà bầu 3 tháng đầu không thể bỏ qua

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vì...

Cách tính vòng kinh để thụ thai chính xác cho các cặp vợ chồng mong muốn có con

Chọn ngày quan hệ thích hợp sẽ tăng khả năng đậu thai cao hơn. Nếu vợ chồng bạn đang mong...

Mang thai có nên ăn rau mầm?

Tôi nghe nói rau mầm rất giàu dinh dưỡng lại là rau sạch. Xin hỏi có nên cho trẻ nhỏ...

Căn bệnh khó nói của phụ nữ sinh nhiều con

Sa tạng chậu, bệnh lý khiến không ít phụ nữ gặp trở ngại trong sinh hoạt, nhiều người thậm chí...

Đau xương chậu khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau xương chậu khi mang thai là một trong những triệu chứng khiến chị em cảm thấy khó chịu và...

Nước ối xanh: Dấu hiệu báo động đối với sức khỏe thai nhi

Bên cạnh số lượng thì màu sắc nước ối khi mang thai cũng vô cùng quan trọng. Màu sắc nước...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

2 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

2 giờ trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

2 giờ trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

7 giờ trước

Cách làm son môi từ cà chua cực đơn giản tại nhà

7 giờ trước

5 lời khuyên quan trọng phòng ngừa ung thư miệng và những dấu hiệu cần chú ý

7 giờ trước

8 lợi ích của việc đi bộ hơn 10.000 bước mỗi ngày

7 giờ trước

Bỏ một ít kem đánh răng vào nước vo gạo, bất ngờ về điều kỳ diệu mà bạn thấy trong...

7 giờ trước

Uống nước mía có tăng cân không?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình