Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ bỉm sữa “lo ngay ngáy” khi bệnh tay – chân – miệng “vào mùa”

Không ít gia đình đang áp dụng phương châm “không cho con ra khỏi nhà” vì sợ con nhiễm các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh tay chân miệng đang “vào mùa”.

Nỗi lo mùa dịch bệnh

Khoảng 1 tháng trở lại đây, khi đọc báo hàng ngày về tình hình dịch bệnh mùa mưa bão, chị Thanh Thủy (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) không ngừng lo lắng. Con trai chị có thể trạng yếu ớt, dễ ốm, vì thế chị đã áp dụng “chiêu” cho con ở trong nhà, không tới các khu vui chơi vì sợ con mắc bệnh truyền nhiễm, dễ lây qua đường tiêu hóa như bệnh tay – chân miệng.

"Bé từng bị lây tay - chân - miệng sau một lần đi chơi ở khu vui chơi trẻ em. Từ đó cứ mùa dịch là cạch, không dám cho con vào đó chơi", chị Thủy bày tỏ.

Nỗi lo của bà mẹ bỉm sữa này là vô cùng dễ cảm thông. Bởi theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong khi bệnh sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cao điểm thì bệnh tay – chân – miệng cũng là bệnh truyền truyền nhiễm lưu hành trên toàn quốc.

Bệnh tay – chân – miệng thường ghi nhận số mắc tăng cao vào các tháng 9, 10, 11 – đúng thời điểm trẻ tựu trường.

Mùa tựu trường cũng là mùa của nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Thu Hà

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2019 đến nay, số mắc bệnh tay chân miệng tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018, ghi nhận chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Nam và một số tỉnh khu vực miền Trung như: Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Cục Y tế dự phòng dự báo tình hình dịch bệnh tay chân miệng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số mắc tại các địa phương do trẻ em, học sinh tập trung trở lại vào năm học mới, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi học tập, vui chơi của trẻ chưa được đảm bảo, đặc biệt tại các trường mầm non, cơ sở giáo dục đào tạo.

Mẹ bầu cũng lo mắc tay – chân – miệng

Dù bệnh chân tay miệng chủ yếu diễn ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi nhưng trong thời điểm số ca chân tay miệng tăng đột biến, trong khi bệnh lại chưa có vắc – xin dự phòng nên mẹ bầu cũng có thể trở thành đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh này.

Bệnh tay - chân - miệng chủ yếu ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.

Mẹ bầu mắc bệnh tay – chân – miệng có nguy hiểm không là mối quan tâm của nhiều bà mẹ trong thời điểm này.

Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe, bác sĩ Lê Tiểu My, Khoa Sản, Bệnh viện Mỹ Đức (TP.HCM) cho biết, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào nói về việc mẹ nhiễm bệnh tay chân miệng khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hay nguy cơ dị tật cho thai.

Tuy nhiên, do bệnh có thể gây sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn nên mẹ bầu cũng cần hết sức lưu ý.

“Theo đó, sốt cao trong ba tháng đầu mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bị tay chân miệng trong lúc gần sinh hoặc ngay lúc có nguy cơ truyền vi rút cho bé cao nhất. Bé bị nhiễm vi rút trong 2 tuần đầu sau sinh có thể ảnh hưởng nhiều cơ quan và bệnh nặng”, Bác sĩ Lê Tiểu My nói.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh tay – chân – miệng bằng phương pháp rất hiệu quả đó là rửa tay.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Ngoài ra, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để trị bệnh sớm.

Bệnh Tay Chân Miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Thu Hà

Tin liên quan

Thường xuyên thức khuya, nữ sinh viên xuất sắc đau đớn khi biết mình mắc u ác tính

Hiện nay, rất nhiều người trẻ có thói quen thức khuya và như mọi người đều biết, thói quen xấu...

Cặp vợ chồng cùng bị ung thư đại tràng, người vợ khóc lóc nói "tất cả là do tôi"

Cách đây không lâu, một cặp vợ chồng đến từ Thái Châu cùng lúc phát hiện mắc ung thư đại...

Cuộc sống gia đình đảo lộn vì cả nhà mắc sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cao điểm. Không ít gia đình đang đối măt với cảnh xáo...

Vội vàng độn cằm V-line, lại đua nhau… tháo bỏ

Mong muốn có khuôn mặt thanh thoát, nhiều phụ nữ đi độn cằm V-line, nhưng đón nhận thất vọng vì...

Xếp lại những mảnh xương thủy tinh cho cô bé 14 tuổi

Mới 14 tuổi nhưng bé gái đã đối mặt với vô số lần gãy xương, bác sĩ phải dùng tay...

Chàng trai sống thực vật, bệnh viện trả về lo hậu sự bỗng tỉnh dậy sau 3 năm

Câu chuyện chàng trai sống thực vật, bác sĩ tiên lượng không sống quá 1 năm rưỡi, bất ngờ tỉnh...

Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây vượt qua mùa hạn mặn

Hạn mặn khiến cuộc sống của người dân miền Tây gặp nhiều khó khăn. Tiếp sức người dân miền Tây,...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

2 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

2 giờ trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

2 giờ trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

7 giờ trước

Cách làm son môi từ cà chua cực đơn giản tại nhà

7 giờ trước

5 lời khuyên quan trọng phòng ngừa ung thư miệng và những dấu hiệu cần chú ý

7 giờ trước

8 lợi ích của việc đi bộ hơn 10.000 bước mỗi ngày

7 giờ trước

Bỏ một ít kem đánh răng vào nước vo gạo, bất ngờ về điều kỳ diệu mà bạn thấy trong...

7 giờ trước

Uống nước mía có tăng cân không?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình