Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹ bầu đi khám bị chê thai nhi còi, nguyên nhân do hành động nhạy cảm buổi đêm

Trong những lần khám thai trước, sức khỏe của thai nhi vẫn ổn định nhưng ở tuần thứ 36 thai kỳ, bác sĩ lại nói rằng con của Tiểu Ninh hơi bé so với tuần tuổi và nguyên nhân là do hành vi vào ban đêm này của chị.

Kể từ khi mang thai, mẹ bầu thường từ bỏ những thói quen xấu và đặc biệt chú ý tới các hành vi của mình để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, có những hành vi mẹ bầu cũng không thể kiểm soát được, nhất là khi đi ngủ. Tuy nhiên, chính những hành vi này lại là nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển.

Tiểu Ninh và chồng đã nghe theo lời bác sĩ, vứt bỏ những thói quen xấu kể từ khi cô mang thai. Cụ thể, chồng cô không còn hút thuốc nữa và bản thân cô cũng không sử dụng tới mỹ phẩm.

Trong những lần khám thai trước, sức khỏe của thai nhi vẫn ổn định nhưng ở tuần thứ 36 thai kỳ, bác sĩ lại nói rằng con của Tiểu Ninh hơi bé so với tuần tuổi. Sau khi nghe bác sĩ nói xong, vợ chồng Tiểu Ninh vô cùng lo lắng. Bởi lẽ, Tiểu Ninh luôn ăn uống đúng bữa, chế độ dinh dưỡng phong phú và đã cải thiện một số thói quen xấu, vậy thì tại sao con của cô lại còi cọc được?

Tiểu Ninh vô cùng lo lắng khi biết con của cô nhẹ cân so với tuần tuổi. 

Sau một hồi suy nghĩ, bác sĩ dè dặt hỏi Tiểu Ninh: “Chị có ngáy khi ngủ không?”. “Cô ấy có ngáy. Trước kia không ngáy nhưng giờ mang thai thì thường xuyên ngáy ngủ”, chồng Tiểu Ninh nhanh miệng trả lời.

Đến lúc này thì bác sĩ đã biết được nguyên nhân khiến con của Tiểu Ninh nhẹ cân hơn so với tuần tuổi. “Đứa trẻ nhẹ cân có thể là do chị ngáy ngủ. Vì ngáy ngủ sẽ làm tăng huyết áp, bé sẽ không được cung cấp đủ máu lên não và từ đó dẫn đến nhẹ cân”, bác sĩ nói.

Sau đó, với sự hỗ trợ của bác sĩ, tình trạng ngáy ngủ của Tiểu Ninh đã được cải thiện và cô hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.

Tiểu Ninh sau đó đã hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.

Dưới đây là 3 hành vi của mẹ bầu vào ban đêm gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ:

1. Ngáy ngủ

Ngáy ngủ sẽ làm bà bầu tăng huyết áp, nếu huyết áp tăng quá cao có thể khiến việc vận chuyển máu chậm bất thường, thậm chí là bị tắc nghẽn. Điều này khiến máu cung cấp tới thai nhi không đủ, dẫn đến thiếu oxy trong tử cung khiến trẻ chậm phát triển.

Ngoài ra, ngáy ngủ còn có thể đe dọa tới sức khỏe của mẹ bầu. Cụ thể, khi mang thai, kích thước của thai nhi không ngừng lớn hơn buộc tử cung cũng phải lớn hơn. Tuy nhiên, không gian giữa ngực và bụng lại không tăng lên khiến tử cung chèn ép vào đường hô hấp, từ đó đường hô hấp sẽ bị thu hẹp bất thường và phát ra tiếng ngáy khi ngủ.

Nếu tiếng ngáy nhỏ thì chứng tỏ đường thở không quá hẹp và ngược lại. Đường thở hô hấp quá hẹp sẽ gây nguy cơ ngưng thở khi ngủ, trong trường hợp nặng hơn sẽ gây ra tình trạng huyết áp cao, tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu ngáy ít thì mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng.

2. Đổ nhiều mồ hôi

Đồ mồ hôi vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Ảnh minh họa

Nhiều mẹ bầu thường mắc chứng đổ mồ hôi đêm, điều này là do khí huyết không đủ, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu ngủ không ngon giấc thì chắc chắn tinh thần không thoải mái, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, nếu thường xuyên đổ mồ hôi trộm khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám để điều trị kịp thời, bởi điều này có thể gây rối loạn nội tiết ở thai phụ, ảnh hưởng tới con yêu trong bụng.

3. Đi tiểu đêm thường xuyên

Thông thường, mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Nguyên nhân là do kích thước thai nhi tăng lên khiến bàng quang bị chèn ép, lượng nước tiểu vì vậy mà giảm xuống.

Nếu mẹ bầu thường xuyên đi tiểu đêm, điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu thường xuyên thức giấc vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ giảm xuống gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thi nhi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên ăn ít trái cây chứa nhiều nước, uống ít nước trước khi đi ngủ.

Theo Hà Phương/Thoidaiplus

Tin liên quan

Thời điểm "vàng" bà bầu nên uống nước mía để con tăng cân, nước ối trong veo

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu có thể uống nước mía để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể...

Tư thế nằm ngủ của bà bầu như thế nào là tốt nhất cho thai nhi?

Tư thế nằm ngủ của bà bầu sẽ quyết định đến sức khỏe của mẹ và sự an toàn của...

4 loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn kẻo tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng nhưng mẹ nên tránh xa những thực...

Ăn nhãn có béo không? Có nóng không? Mang đến tác dụng gì?

Quả nhãn là loại trái cây nhiệt đới ngon ngọt được yêu thích. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc: Ăn...

Giải đáp: Bà bầu uống nước lá vối có tốt không?

Bà bầu uống nước lá vối có tốt không? Mới có thai uống nước lá vối được không? Bầu ba...

Có bầu ăn dưa hấu được không và những điều mẹ bầu nên biết

Có bầu ăn dưa hấu được không? Những thành phần dinh dưỡng nào trong dưa hấu tốt cho mẹ bầu?...

Điều trị mẹ bầu mắc Covid-19 thế nào?

Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 cần ưu tiên điều trị Covid-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có...

Tin mới nhất

Vụ trường học ở Bình Định tháo 5 tivi trả phụ huynh, hiệu trưởng nói gì?

4 giờ trước

Bố mẹ tự uống cả chục loại thuốc trị ho, bé trai 7 tuổi sốc phản vệ nguy kịch

4 giờ trước

TP.HCM: Bé trai, bé gái mất tích bí ẩn 4 ngày chưa tìm thấy

4 giờ trước

Người phụ nữ ở Quảng Ninh lừa đảo 40 tỉ đồng với chiêu thức tinh vi này

4 giờ trước

Vụ bé trai 6 tuổi bị cha bạo hành, "dì ghẻ" chế nước sôi lên chân ở TP.HCM: Hành vi...

4 giờ trước

Bé trai 12 tuổi đột quỵ khi chạy bộ thể dục ở trường

1 ngày 3 giờ trước

Bé trai ở TP.HCM bỏng nặng nghi bị bố tạt nước sôi

1 ngày 3 giờ trước

Gia đình 5 người nhập viện vì vi khuẩn lan theo nước lũ

1 ngày 3 giờ trước

13 ca mắc cúm A tại một trường học ở Lào Cai

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình