Phụ Nữ Sức Khỏe

Tư thế nằm ngủ của bà bầu như thế nào là tốt nhất cho thai nhi?

Tư thế nằm ngủ của bà bầu sẽ quyết định đến sức khỏe của mẹ và sự an toàn của bé. Nằm sai tư thế có thể thiếu máu và oxy cung cấp cho thai nhi và mẹ, ngoài ra còn dễ khiến mẹ bầu dễ đau nhức mỏi cơ, dễ mắc bệnh trĩ và một số nguy cơ khác. Vậy đâu là tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu? 

Vì sao mẹ bầu cần lựa chọn tư thế ngủ đúng? 

Với một người bình thường thì bạn có thể thoải mái, nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng tùy ý. Miễn sao là bạn có thể cảm thấy thoải mái nhất và có một giấc ngủ ngon, sáng thức dậy không mệt mỏi. Tuy nhiên, với một bà bầu thì mọi chuyện không đơn giản như vậy. 

Tư thế ngủ của mẹ bầu cần phải đúng thì mới đảm bảo cho sự lưu thông và tuần hoàn máu, oxy, đảm bảo cung cấp cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Đặc biệt là cung cấp máu và oxy qua nhau thai cho thai nhi. Nếu tư thế ngủ của mẹ không đúng, không thoải mái sẽ khiến giấc ngủ chập chờn, không sâu, khiến người nhức mỏi, mệt mỏi khi thức dậy, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và khung xương chậu. Đồng thời ngủ sai tư thế cũng gây bất lợi cho việc cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong bụng.

Một tư thế ngủ đúng giúp mẹ bầu và em bé khỏe mạnh hơn - Ảnh minh họa: Internet

Quá trình mang thai khiến cơ thể thường phải chịu nhiều thay đổi khó chịu. Đa số phụ nữ phải trải qua sự rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,... Vì vậy, tư thế nằm ngủ của bà bầu cần phải hết sức chú ý và nên tập luyện tư thế ngủ đúng ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. 

Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu theo từng giai đoạn thai kỳ 

Tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, tuy thai nhi còn nhỏ nhưng mẹ bầu lại gặp phải các vấn đề về thai nghén. Bà bầu thường mệt mỏi, buồn ngủ hơn, đau tức ngực, táo bón, đầy bụng, nôn và buồn nôn,... Những dấu hiệu này ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bà bầu. Vì vậy, một giấc ngủ tốt giúp cho bà bầu thấy thoải mái hơn, có sức lực và năng lượng để vượt qua thời kỳ thai nghén này. 

Mẹ bầu nên tập dần tư thế ngủ nghiêng về phía bên trái càng nhiều càng tốt. Bởi vì đây chính là tư thế tốt nhất để đảm bảo sự lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến các cơ quan của cơ thể và tới thai nhi. Tư thế này cũng giữ cho tử cung không đè lên gan (gan nằm ở bên phải) và không làm ảnh hưởng đến chức năng gan.Nằm ở tư thế này cũng giúp thận của mẹ bầu làm việc hiệu quả hơn, giúp thải trừ các độc tố và cặn bã trong cơ thể. Việc nằm nghiêng bên trái cũng làm giảm áp lực cho chân và vùng lưng dưới,giảm nguy cơ tê chân, tay và tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu.

tu-the-nam-ngu-cua-ba-bau-2
Mẹ bầu nên tập tư thế ngủ nghiêng trái ngay từ tháng đầu tiên - Ảnh minh họa: Internet

Nếu chưa quen với việc nằm nghiêng trái thì mẹ bầu có thể luân phiên thay đổi nằm nghiêng trái với tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng phải để bụng dễ chịu cho đến khi quen dần. Lưu ý thêm là để có giấc ngủ tốt thì nên ăn tối với thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, khi thức dậy giữa đêm, tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

Tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Bước vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, đa số mẹ bầu đã bớt đi sự mệt mỏi, nôn nghén tuy nhiên sự thay đổi nội tiết, sự phát triển của thai nhi khiến tử cung mở rộng hơn, cơ hoành bị hạn chế làm cho hơi thở của bà bầu không được sâu và ngắn hơn. Bà bầu đối mặt với tình trạng ợ nóng, ợ hơi khó chịu, phần bụng khi nằm cũng cảm thấy nặng nề và khó cử động linh hoạt hơn.

Tư thế nằm ngủ của bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ vẫn nên duy trì tư thế chủ yếu là nằm nghiêng bên trái. Ngoài ra thì nên gối đầu hơi cao một chút để tránh cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và lên cổ. Đồng thời mẹ bầu nên đặt một cái gối dưới bụng và gối sau lưng để làm giảm bớt sự nặng nề, áp lực. Với những mẹ bầu có các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch, chuột rút ban đêm nên dùng một chiếc gối để gác chân lên cao hơn. Lưu ý là không nên ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ muộn vào buổi chiều khiến mẹ bầu khó ngủ về đêm.

tu-the-nam-ngu-cua-ba-bau-3
Kê chân cao khi ngủ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ phù chân - Ảnh minh họa: Internet

Tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ 

Vào 3 tháng cuối thai kỳ chính là giai đoạn khó ngủ nhất với mẹ bầu vì lúc này thai nhi phát triển rất nhanh, cân nặng của mẹ bầu tăng lên nhiều cùng với chuyển động của thai nhi trong bụng. Bàng quang bị chèn ép khiến mẹ phải đi tiểu nhiều suốt đêm và các cơn đạp, cơn gò của em bé thường khiến mẹ bầu tỉnh giấc vào giữa đêm.

Lúc này, tư thế nằm ngủ đúng cách cho bà bầu vẫn là tư thế nằm ngủ nghiêng bên trái để máu lưu thông tốt nhất. Tuy nhiên, lúc này mẹ bầu cần một vài chiếc gối để kê bụng hoặc kê phần lưng tránh cho dễ ngủ hơn. Một chiếc gối ôm dành riêng cho bà bầu hình chữ U là một lựa chọn hợp lý giúp giấc ngủ của bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ dễ chịu hơn. 

Nếu giai đoạn này mẹ bầu khó ngủ quá thì đừng cố nằm ngủ và trằn trọc trên giường, nó sẽ khiến bạn mệt hơn. Bạn nên dậy nghe nhạc, đọc sách, tập một vài động tác yoga, thư giãn chân tay và cơ thể một chút để cảm thấy thoải mái hơn sau đó mới quay trở lại giường ngủ. 

tu-the-nam-ngu-cua-ba-bau-4
Nghe một bản nhạc để thư giãn giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn - Ảnh minh họa: Internet

4 tư thế ngủ mẹ bầu cần tránh

Tư thế nằm nghiêng trái là tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu và bạn cũng cần lưu ý 4 tư thế ngủ không tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi mà mẹ cần phải tránh, đó là: 

-Tư thế nằm ngửa: Trong khoảng 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ vẫn có thể nằm ngửa, tuy nhiên sau đó thì tuyệt đối không nên. Trọng lượng của thai nhi khi càng lớn sẽ đè vào cột sống, ảnh hưởng đến cơ lưng, chèn ép vào ruột, đại tràng và các mạch máu lớn. Việc làm này sẽ làm giảm máu và dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và đi tới nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, việc nằm ngửa cũng khiến mẹ bầu đối mặt với nguy cơ đau nhức khớp, chuột rút, bệnh trĩ, táo bón, phù nề… 

tu-the-nam-ngu-cua-ba-bau-5
Nằm ngửa dễ khiến mẹ bầu bị đau nhức khớp, bệnh trĩ, tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

- Nằm gục trên bàn: Đừng vì quá mệt mỏi mà nằm ngủ gục trên bàn nhé mẹ bầu. Vì đây là một tư thế ngủ rất không tốt cho sức khỏe. Khi làm việc mệt mỏi, nhiều mẹ bầu, nhất là các mẹ bầu ở công sở thường có thói quen ngủ gục trên bàn vào buổi trưa. Tuy nhiên, tư thế này sẽ khiến vùng bụng của mẹ bị chèn ép, thêm vào đó phần lưng bị cong khiến hoạt động của phổi bị suy giảm, khiến lượng oxy cho phổi và các tế bào bị suy giảm, lượng oxy tới nhau thai cũng bị giảm đi. 

- Tư thế nằm sấp: Tư thế nằm sấp cũng cần tuyệt đối tránh. Từ khoảng tháng thứ 4 trở đi việc nằm úp là bất khả thi, tuy nhiên mẹ bầu cần tránh tư thế này ngay từ những tuần đầu thai kỳ. Khi nằm sấp, các tĩnh mạch bị nén, khiến lượng máu trở về tim bị cản trở, khiến mẹ bầu dễ bị khó chịu, buồn nôn, tụt huyết áp… khiến cho lượng máu đi nuôi thai nhi bị suy giảm.

tu-the-nam-ngu-cua-ba-bau-6
Tư thế nằm nghiêng trái là tốt nhất cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

 - Nằm nghiêng phải ở những tháng cuối thai kỳ: Ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay về phía bên phải. Nếu mẹ bầu cũng nằm nghiêng sang phải thì cũng khiến tử cung bị lệch nhiều về bên phải, gây ra tình trạng xoắn vặn mạch máu trong tử cung, các mạch máu bị chèn ép sẽ gây ra những tác động xấu tới thai nhi. 

Như vậy, các bạn đã biết về tư thế nằm ngủ của bà bầu tốt nhất của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Dù bạn đang ở giai đoạn nào của thai kỳ thì cũng hãy ngủ với tư thế tốt nhất cho chính cơ thể mình và bé yêu trong bụng nhé. 

Minh Trang

Tin liên quan

4 loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn kẻo tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai mẹ bầu cần bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng nhưng mẹ nên tránh xa những thực...

Ăn nhãn có béo không? Có nóng không? Mang đến tác dụng gì?

Quả nhãn là loại trái cây nhiệt đới ngon ngọt được yêu thích. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc: Ăn...

Giải đáp: Bà bầu uống nước lá vối có tốt không?

Bà bầu uống nước lá vối có tốt không? Mới có thai uống nước lá vối được không? Bầu ba...

Có bầu ăn dưa hấu được không và những điều mẹ bầu nên biết

Có bầu ăn dưa hấu được không? Những thành phần dinh dưỡng nào trong dưa hấu tốt cho mẹ bầu?...

Điều trị mẹ bầu mắc Covid-19 thế nào?

Phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 cần ưu tiên điều trị Covid-19 trước, chỉ can thiệp sản khoa khi có...

Mẹ đẻ thường bé nặng 3kg, các bác sĩ túm tụm ngó nhìn vì tình huống hiếm gặp

Một bác sĩ sản khoa còn phải thốt lên rằng suốt 23 năm làm việc chưa gặp trường hợp này...

Bà bầu ăn vú sữa có tốt không, có lợi ích gì và ăn bao nhiêu là đủ?

Trái cây cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, có ý kiến cho...

Tin mới nhất

Muốn tăng cân an toàn đừng chỉ mãi ăn tinh bột, điểm danh những món ăn lành mạnh tốt cho...

4 giờ trước

Những bí quyết trẻ lâu mà không tốn kém nhất, chị em nào cũng nên biết

1 ngày 1 giờ trước

Điểm danh những cách tẩy lông tự nhiên không mọc lại

1 ngày 1 giờ trước

Làm sao để chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh và dễ dàng?

1 ngày 1 giờ trước

Áp dụng phương pháp nhịn ăn có giảm cân không?

1 ngày 1 giờ trước

4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa mưa

1 ngày 1 giờ trước

Sốt xuất huyết và Covid-19 cần phân biệt để tránh nhầm lẫn

1 ngày 2 giờ trước

Khi nào nên sử dụng thuốc đạn đặt trực tràng?

1 ngày 2 giờ trước

Cảm giác đau đớn khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

1 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình