Nội dun bài viết
Chế độ ăn 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng
Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường sẽ chiếm 65 – 75% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Còn lại, 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.
Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú.
Trong những tháng cuối thai kỳ, mỗi mẹ bầu thường tăng khoảng 500g/tuần, tương đương 2kg – 2.5kg/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ tăng hơn 1 kg so với tháng trước để đạt được cân nặng khoảng 3kg – 3.4kg, số cân lý tưởng cho sự phát triển khỏe mạnh bên ngoài cơ thể mẹ.
Do đó, dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng để bé sinh ra không bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo sức khỏe bà bầu 3 tháng cuối luôn ổn định.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg.
Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối?
Không còn những cơn ốm nghén như tam cá nguyệt đầu tiên. Đến tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể thoải mái ăn tất cả những gì mình thích. Mẹ phải làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối?
Ba tháng cuối là giai đoạn thai nhi có sự biến chuyển “vượt bậc” nên dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng thông qua những món ăn giúp thai nhi tăng cân.
Chất đạm
Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối? Để bé cưng trong bụng tăng cân đúng chuẩn các mẹ đừng quên bổ sung chất đạm. Nên ưu tiên nguồn đạm có nguồn gốc từ động vật như: thịt, trứng, ốc, tôm, cua, cá, … có nhiều chất đạm quý.
Bên cạnh đó, nguồn đạm từ thực vật mẹ bầu cũng không nên bỏ qua. Một số nguồn đạm từ thực vật như các loại đậu: sữa, bơ ,đậu xanh, đậu nành,… những thực phẩm này không những hỗ trợ cho bé yêu tăng cân mà còn chứa vitamin và chất béo rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.
Nhu cầu dung nạp đạm thời gian này tăng lên khoảng 30% so với người bình thường. Cụ thể bà bầu sẽ phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45-60g lên đến 75-100g/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít. Trong 3 tháng cuối, nhu cầu đạm cho cả mẹ và bé là khoảng 70g/ngày, tương đương với khoảng 100g thịt heo, 150g cá hay cua, thêm 100g lạc, 1 quả trứng…
Các chuyên gia cũng khuyên thai phụ nên cân đối dùng khoảng 3 phần ăn chứa đạm loại 1 phối hợp đạm loại 2, uống bổ sung thêm sữa khoảng 400-500ml/ngày, có thể dùng sữa bà bầu, sữa tươi…
Các mẹ lưu ý, từ tháng thứ 7 của thai kỳ là thời điểm não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, vì vậy đây chính là thời điểm mẹ bầu nên cung cấp nhiều chất đạm cho bé yêu, vì đạm đóng vai trò không thể thiếu cho sự phát triển của hệ thần kinh, não và mắt. Thực phẩm tốt cho bà bầu có chứa chất đạm dồi dào nhất là thịt và hải sản…
Các mẹ ghi nhớ trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ mẹ bầu phải cung cấp được tối thiểu 70 gam chất đạm trong khẩu phần ăn của mẹ.
Hàm lượng tinh bột
Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường chiếm 65 – 75% tổng năng lượng, còn lại 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.
Mỗi bữa, mẹ bầu có thể ăn từ 1-2 chén cơm, tùy theo nhu cầu năng lượng. Ngoài cơm, bầu cũng có thể ăn bún, phở, miến, ngũ cốc… cũng là những nguồn tinh bột phong phú.
Bổ sung hải sản, cá
Các loại thủy hải sản có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá, còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối, tuy nhiên lại giàu khoáng chất hơn, nhất là canxi, đồng (cu) và selen (se).
Lưu ý là phải dùng hải sản đã được nấu chín hoàn toàn. Các loại nhuyễn thể bị chết sẽ bị phân huỷ, sinh ra độc tố, đồng thời là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy, vì vậy khi ăn ốc, trai, sò… phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu và phải nấu chín trước khi ăn.
Chất xơ, vitamin
Các loại rau củ quả và chất xơ là cần thiết mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ, làm đẹp khi mang thai.
Chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng và giúp hấp thu vitamin tốt hơn. Chất béo có nhiều trong trong mỡ, dầu, thịt cá… gồm 4 loại (không bão hòa đơn, không bão hòa đa, bão hòa, chuyển hóa) và không phải chất béo nào cũng tốt cho thai kỳ.
Trong đó, chất béo không bão hòa đơn giúp loại bỏ những cholesterol xấu, còn chất béo không bão hòa đa chứa omega-3, thành phần quan trọng trong quá trình “xây não” của thai nhi và các axit béo omega-6, giúp thai nhi tăng cân.
Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên bổ sung các loại chất béo không bão hòa từ dầu ô-liu, đậu phộng, quả bơ, các loại hạt, cá, dầu hạt lanh, dầu hạt cải… Lượng chất béo mẹ cần khoảng 25% (tối đa 30%) tổng năng lượng của khẩu phần mỗi ngày. Nghĩa là nếu mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2.200 calories thì mẹ bầu cần bổ sung khoảng 60 gram (tối đa là 70 gram) chất béo mỗi ngày.
Trong lúc chế biến thức ăn, các mẹ có thể cho thêm vào canh hoặc rau xào 1 – 2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi cũng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng tốt nhất mỗi tuần mẹ nên ăn cá khoảng 3 – 4 lần để cung cấp axit béo cần thiết cho sự phát triển của trí não của bé.
Chất sắt
Trong số thực phẩm tốt cho thai nhi, không thể không nhắc đến sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu cung cấp máu cho thai nhi. Chất sắt cũng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng cân và phát triển chiều cao của bé.
Những thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào như: Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, rau có màu xanh đậm, trái cây sấy khô… Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kê thuốc sắt, hàm lượng 60mg/ngày từ lúc mang thai cho đến sau khi sinh khoảng 1 tháng. Khi uống sắt các mẹ nên uống bổ sung thêm vitamin C để có thể hấp thu tối ưu hàm lượng sắt.
Canxi
Mẹ ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối? Canxi cũng là khoáng chất không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của hệ xương, răng của thai nhi. Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng… Bà mẹ mang thai (trong suốt quá trình mang thai) cần khoảng 1200 mg canxi/ ngày.
Nhiều chị em truyền tai nhau, muốn tìm kiếm những món ăn giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng thì trong những tháng cuối cùng, mẹ bầu tăng cường ăn trứng vịt lộn (khoảng 3 – 4 trứng/ tuần). Trứng vịt lộn có chứa canxi, photpho, protein, cholesterol,… giúp thai nhi tăng cân nhanh
Bà bầu tháng cuối có nên ăn trứng vịt lộn? Câu trả lời là có, tuy nhiên các mẹ nên lưu ý đối với những ai bị tiểu đường hoặc dư cân trong quá trình mang thai thì tốt nhất nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vì hàm lượng cholesterol cao dễ gây tắc nghẽn mạch máu.
Uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày
Muốn thai nhi tăng cân đạt chuẩn, chắc chắn mẹ bầu không quên uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày. Bởi khi mang thai các nhu cầu về dinh dưỡng đều tăng vượt trội đặc biệt là năng lượng, protein, sắt, canxi, axit folic… mà bữa ăn hàng ngày thường không thể cung cấp đầy đủ.
Vì thế, cơ thể mẹ dễ bị thiếu hụt các chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé như: canxi, sắt, axit folic, các vitamin, axit béo omega 3, omega 6, DHA, ARA… Những dưỡng chất vàng này phát huy hiệu quả khi được bổ sung theo một tỷ lệ và hàm lượng tối ưu trong sữa bầu.
Có thể thấy, ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối không còn là vấn đề quá khó khăn đối với mẹ. Việc ăn uống đủ chất và lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, chế biến kĩ sẽ góp phần củng cố sức khỏe cho mẹ và bé trước hành trình vượt cạn sắp tới.