Nguyên nhân bị rạn da ở các mẹ bầu
+ Thứ nhất : Do sự thay đổi hóc môn bên trong cơ thể người mẹ khi mang thai
+ Thứ hai : Do trọng lượng cơ thể tăng đột ngột khiến da không kịp thích nghi. Lúc này các mô liên kết dưới da (được tạo bởi collagen và elastin có tác dụng giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức gây đứt gãy, tạo thành các vết rạn.
Mẹ bầu đến tháng thứ mấy của thai kỳ thì bị rạn da?
Các vùng da hay bị rạn là những vùng chứa nhiều mỡ như ngực, bụng, hông, mông, đùi… Vết rạn ban đầu có màu hồng hoặc đỏ tía, dần dần sẽ chuyển dần sang màu trắng đục. Người ta thống kê có khoảng 60-90% phụ nữ bị rạn da khi mang thai, thường xuất hiện vào tháng thứ 3, nhiều nhất là từ tháng thứ 6 thai kì trở đi.
Mách các mẹ cách phòng & trị rạn da cho bà bầu
+ Điều trị bằng dầu dừa
Đã từ lâu được coi là thần dược của chị em trong việc chữa rạn da. Dầu dừa có chứa nhiều hàm lượng Vitamin và chất béo giúp dưỡng ẩm, làm mềm da tăng độ liên kết của các mô da, ngăn ngừa sự đứt gãy của collagen và estalin.
Ngoài ra tinh dầu dừa còn giúp bảo vệ da khi mang thai, không hề gây nguy hiểm cho thai nhi vì đặc tính an toàn và lành tính. Chính vì vậy mà để ngăn ngừa rạn da từ rất sớm thì các mẹ bầu nên sử dụng dầu dừa từ những tháng thứ 4 – 5, thoa đều khắp bụng mỗi tối massage nhẹ nhàng thư giãn để đạt hiệu quả cao nhất.
+ Sử dụng dầu oliu
Dầu oliu có tác dụng dưỡng ẩm cho da, thành phần oxy hóa giúp phục hồi những vùng da tổn thương và nhạy cảm gây rạn da bụng khi mang thai. Tạo độ mềm cho da, liên kết và giúp săn chắc da.
Bạn nên trộn dầu oliu với một chút đường thoa lên da để khô rồi rửa lại thật sạch với nước. Thực hiện đều đặn da sẽ bớt rạn, mềm mại và trắng sáng.
+ Chữa rạn bằng nghệ tươi
Rượu không chỉ được dùng để uống, mà nó còn mang lại khá nhiều công dụng làm đẹp như kích thích sự phát triển của tế bào da, tái tạo da và giúp da trắng hồng tự nhiên, hoàn toàn không khiến da bị bào mòn.