"Quý ông trong hộp" trong nghiên cứu này chính những người luôn cố thể hiện sự nam tính một cách tiêu cực trong quan hệ xã hội lẫn quan hệ nam nữ, ví dụ như sự cứng nhắc, gia trưởng, hay nỗi ám ảnh sợ mình không phải là trung tâm.
5 quan điểm thường gặp nhất ở những người đàn ông này là: suy nghĩ rằng một người đàn ông thực sự nên có nhiều đối tác tình dục để thể hiện "sức mạnh"; kỳ thị, xem thường người đồng tính nam; luôn lo lắng rằng quan điểm của mình không được tôn trọng; nghĩ rằng nên dùng sức mạnh, thậm chí là bạo lực để được tôn trọng; suy nghĩ "đàn ông không nên làm việc nhà".
Đáng tiếc, những hành vi cố thể hiện này lại liên kết chặt chẽ đến nguy cơ trầm cảm và ý nghĩ tự tử cao gấp đôi so với người bình thường. Các chuyên gia cảnh báo rằng một người cũng có thể thay đổi tính tình, và khi một người đàn ông trở nên bạo lực, có nhiều khả năng họ đang phát triển vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Theo tiến sĩ Amber Hill, nếu không được can thiệp đúng, những "quý ông trong hộp" có mức điểm cao không những có nguy cơ phát triển nặng hơn các vấn đề tâm thần, mà còn gây hại cho gia đình, đồng nghiệp và người xung quanh họ.
Nghiên cứu này vừa công bố trên tạp chí khoa học Preventive Medicine.