Phụ Nữ Sức Khỏe

Mách chị em cách tận dụng phật thủ sau Tết để nấu cháo, hãm trà, làm siro trị ho, ngào mứt bằng những cách cực đơn giản

Đừng vội bỏ đi những quả phật thủ đẹp mắt bày biện trong mâm ngũ quả ngày Tết. Bạn có thể tận dụng loại quả đặc biệt này trong cả ẩm thực và những bài thuốc quý.

Quả phật thủ thuộc họ cam bưởi, có hình dáng đặc biệt như 5 ngón tay chụm vào nhau. Phật thủ thường được người dân các tỉnh phía Bắc bày trí trong mâm ngũ quả ngày Tết, rằm mùng một với hy vọng mang lại nhiều may mắn.

Không chỉ bày biện mâm ngũ quả, phật thủ còn có tác dụng trong ẩm thực và các bài thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tận dụng những quả phật thủ ngày Tết vào những lợi ích dưới đây.

Quả phật thủ thường được nhiều gia đình chọn để bày biện trong mâm ngũ quả ngày Tết - Ảnh minh họa: Internet

Nấu cháo phật thủ

Phật thủ có thể nấu cháo chuyên trị các chứng ho, sốt, đau tức ngực do tràn dịch màng phổi. Bước đầu tiên, bạn lấy 10 – 15g phật thủ cùng 60 – 80g gạo tẻ. Tiếp đến, nấu phật thủ lấy nước, loại bỏ bã. Cho phần nước này vào lượng gạo tẻ đã chuẩn bị nấu cháo chín nhừ, thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Sau cùng, múc cháo ra chén và ăn khi còn ấm nóng.

Làm trà phật thủ

Bạn có thể hãm trà phật thủ để uống hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Phật thủ cũng có thể tận dụng để làm trà bằng cách chuẩn bị khoảng 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống nước chè hàng ngày. Trà phật thủ đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, đầy hơi, buồn nôn.

Làm sirô phật thủ trị ho

Thời tiết mùa xuân khiến nhiều người dễ mắc các bệnh về đường hô hấp với triệu chứng ho thường xuyên. Bạn có thể tận dụng phật thủ làm siro trị ho cho cả gia đình.

Đầu tiên, đem phật thủ rửa sạch cùng nước muối sau đó vớt ra để ráo, bổ dọc múi, thái lát mỏng. Cho mạch nha (hoặc đường phèn) vào nồi đun cách thủy đến khi thành nước. Lần lượt xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha cho đầy chén.

Siro trị ho làm từ phật thủ có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Cho hỗn hợp mạch nha, phật thủ này vào đun cách thủy từ 1,5 – 2 giờ đồng hồ đến khi keo sền sệt như mứt. Sau cùng, lọc lấy hỗn hợp siro phật thủ, cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Siro trị ho phật thủ có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn.

Mứt phật thủ

Bạn cũng có thể tận dụng phật thủ để làm mứt tương tự như những loại trái cây thông dụng khác. Công đoạn đầu tiên là rửa sạch và lâu khô phật thủ, sau đó thái hạt lựu kích thước vừa phải.

Cho phật thủ đã thái vào nồi đế dày, đổ nước gấp đôi lượng phật thủ bắt đầu nấu sôi. Vặn nhỏ lửa khi phật thủ đã sôi và tiếp tục đun trong vòng 30 – 40 phút đến khi lượng nước xăm xắp phật thủ. Nếu muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm đường vào, điều chỉnh lửa vừa. Dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm đều mứt.

Mứt phật thủ lạ miệng giúp bạn làm phong phú thêm món ăn vặt trong những ngày xuân - Ảnh minh họa: Internet

Đun hỗn hợp mứt đến khi miếng phật thủ trở nên trong suốt một màu vàng thì tắt bếp, để nguội, cho vào lọ dùng dần. Mứt phật thủ chế biến theo cách này có thể sử dụng được trong khoảng 1 năm.

Muốn ăn mứt phật thủ khô, bạn có thể cho các miếng phật thủ đã nấu lên giấy thấm, rắc đều đường bột để chúng bám đều vào từng miếng mứt. Sau cùng cho vào hộp và ăn trong khoảng 6 tháng.

Minh Cát (T.H)

Tin liên quan

Xà lách thanh nhiệt, an thần

Xà lách tác dụng giải nhiệt, giảm đau, lợi sữa, chủ trị suy nhược tâm thần... ăn kèm với các...

Chỉ một nắm lá xoài, vừa chống ung thư, vừa chữa 'tỷ bệnh' cực kỳ tốt

Ngoài công dụng trị bệnh tiểu đường hiệu quả thì lá xoài còn có thể chữa rất nhiều loại bệnh...

Bún riêu cua đồng chống ngấy ngày xuân

Bún riêu cua đồng ăn cùng kinh giới, tía tô, hành hoa trong những ngày Tết có tác dụng thanh...

Tía tô - gia vị quen thuộc, thuốc của mọi nhà

Quả mướp chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C... Không chỉ là...

Chơi hoa tết, hoa nào có độc?

Vào mỗi dịp lễ Tết các gia đình thường mua hoa và cây cảnh để trang trí nhà cửa. Có...

Những tác dụng tuyệt vời khi uống nước lá tía tô thường xuyên

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì là thắc mắc của rất nhiều người về loại lá cây...

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt nhanh và hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian

Lá lốt là một loại thuốc quý rất tốt trong điều trị nhiều bệnh ngoài da, điển hình là tổ...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình