Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và hay than thở về việc bé 2 tuổi trằn trọc khó ngủ, hay quấy khóc mà không hiểu lý do tại sao. Một số mẹ lại thấy nhàn nhã khi con ngủ yên giấc từ đêm cho tới sáng. Vậy, có bí quyết nào khiến trẻ ngủ ngon hay không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm
Có rất nhiều vấn đề khiến bé trằn trọc khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Đây là 4 nguyên nhân chính mà các mẹ cần chú ý:
Trẻ bị kích thích thần kinh
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn non nớt và thường xuyên căng thẳng bởi một số yếu tố môi trường xung quanh. Thường biểu hiện rõ nhất là trẻ đêm ngủ trằn trọc, quấy khóc dai dẳng. Trẻ nhỏ thường tiếp nhận các yếu tố mới lạ, trừ tiếng ồn, ánh sáng và việc người khác ẵm bồng. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ tạo nên thói quen khó ngủ cho đến khi trẻ 2 tuổi.
Thiếu hụt dưỡng chất cần thiết
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm đó là cơ thể bé thiếu hụt canxi và vitamin D. Bé khó ngủ hay thỉnh thoảng giật mình, ra mồ hôi trộm là biểu hiện của việc thiếu canxi, vitamin D. Do đó, mẹ cần cho bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời và tốt nhất.
Môi trường ngủ không phù hợp
Bé phải tập thích nghi với môi trường bên ngoài khác với khi nằm trong bụng mẹ, ngay cả chiếc giường lạ lẫm. Bên cạnh đó, một chỗ nằm không mấy thoải mái hay nhiệt độ phòng quá nóng cũng là những yếu tố khiến bé 2 tuổi trằn trọc khó ngủ.
Bé không có thói quen ngủ đúng giờ sinh học
Trẻ sơ sinh thường ngủ bất cứ khi nào chúng muốn và không theo bất cứ quy luật nào cả. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu bước qua tuần thứ 7, mẹ đã có thể tập cho trẻ ngủ theo nhịp sinh học. Việc này khiến trẻ chủ động ngủ đúng giờ hơn. 2 tuổi cũng là giai đoạn con bắt đầu tập đi, học màu sắc nên rất ham chơi và quên ngủ. Do đó, nếu bé không ngủ đủ giấc thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tập trung, học hỏi.
Bé 2 tuổi trằn trọc khó ngủ thì phải làm sao?
Nếu bạn không biết trẻ trằn trọc khó ngủ phải làm sao thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây.
Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ
Một trong những lý do khiến trẻ 2 tuổi không ngủ ngon giấc là do bé không có thói quen ngủ đúng nhịp sinh học. Do đó, mẹ hãy tập cho bé thói quen chơi ngày, ngủ đêm bằng cách khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động vui chơi ban ngày với mọi người và bạn bè xung quanh để khiến bé cần được nghỉ ngơi và ngủ ngon vào mỗi tối.
Nếu chưa đến giờ ngủ mà bé xuất hiện những dấu hiệu buồn ngủ như dụi mắt, mắt lim dim, ngáp liên tục… thì các mẹ nên xoa lưng cho bé thư giãn trở lại, hết buồn ngủ, hoặc cho bé ngậm núm vú giả để bé tỉnh.
Đêm đến, nếu bé đang nằm ngủ mà tự nhiên thức dậy đòi bú, bạn nên dịu dàng vỗ về, không bật đèn quá sáng khiến bé tỉnh dậy hẳn. Hãy tập cho bé hiểu và nhận biết đây là giờ đi ngủ, không phải giờ ăn hay chơi để bé tập trung vào giấc ngủ sâu hơn.
Thiết lập giờ ngủ cho bé
Bên cạnh việc tập cho bé ngủ vào buổi đêm, các mẹ cũng nên xây dựng một thời gian biểu khoa học và giờ ngủ cố định cho trẻ để khiến bé tự động ngủ vào khoảng đúng thời gian đó.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể kết hợp với một số phương pháp sau giúp bé ngủ sâu giấc hơn như:
- Tắm, mát xa cho bé vào buổi tối
- Giảm dần các hoạt động vui chơi trước giờ bé đi ngủ
- Âu yếm trò chuyện, kể chuyện cho bé và chúc bé ngủ ngon
- Hát ru hoặc cho bé nghe nhạc dịu êm
Tạo môi trường lý tưởng cho giấc ngủ của trẻ
Luôn giữ cho không khí trong phòng mát mẻ và sạch sẽ. Chỗ ngủ yên tĩnh và ánh sáng nhẹ, nhiệt độ lý tưởng từ 26-28 độ C. Giường ngủ xinh xắn và thân thiện, an toàn cho trẻ.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ
Ngay trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và chất xơ. Đồng thời, cho trẻ bú 100% sữa mẹ trong tháng đầu tiên sau khi ra đời vì trong sữa mẹ chứa hàm lượng canxi rất dồi dào.
Những kiến thức chia sẻ trong bài viết có thể giúp cha mẹ biết được những điều cần làm khi bé 2 tuổi trằn trọc khó ngủ. Hành trình làm cha mẹ luôn yêu cầu cha mẹ phải học không ngừng để chăm bé đúng cách, đừng quên cập nhật kiến thức ngay từ hôm nay.