Phụ Nữ Sức Khỏe

Mách bà nội trợ cách cúng cá chép "hóa rồng" ngày Tết ông Công ông Táo, tránh phạm "đại kỵ"

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp không thể thiếu cá chép. Bởi cá chép sẽ hóa rồng, đưa ông Táo về trời và đem lại may mắn, thịnh vượng.

Theo phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình sẽ làm mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Dân gian quan niệm, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo lên Ngọc Hoàng những việc đã làm và chưa làm được trong năm vừa qua. Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Thời điểm này, các gia đình đã tất bật đi chợ chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo. Ghi nhận ở nhiều chợ dân sinh, cá chép đỏ - một lễ vật không thể thiếu trên mâm lễ cúng ông Công ông Táo có giá dao động từ 20 - 30.000 đồng/ cặp. 

Cá chép đỏ bán rất nhiều ở chợ dân sinh với giá 20 - 30.000 đồng/ cặp cá. Ảnh: Thu Hà

Nhiều bà nội trợ thừa nhận do bận rộn nên họ đã giản tiện mâm cỗ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Cá chép không chỉ còn là cá sống mà còn được thay thế bởi cá vàng mã, cá làm từ xôi gấc hoặc đậu xanh.

Chọn và cúng cá chép đúng cách để mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Ảnh: Thu Hà

Tuy nhiên, chị em cũng thắc mắc liệu cách làm này có khiến "cá chép hóa rồng", đem lại may mắn cho gia đình hay không?

Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe, chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh cho biết việc cúng cá chép sống hay cá bằng vàng mã là lựa chọn, hoàn cảnh của mỗi gia đình. "Điều quan trọng nhất khi dâng lễ vật cúng là phải dựa trên lòng thành kính với tổ tiên", chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh nói. 

Theo đó, cá chép sống dùng để cúng ông Công ông Táo thường là cá chép đỏ. Số lượng cá chép đỏ là 3 con. Sau khi mua về nhà, bà nội trợ nên thả vào một chậu nước sạch cỡ nhỏ.

Khi cúng, bát hoặc chậu đựng cá chép được để cạnh mâm cỗ cúng. 

Sau khi cúng, cá cần được phóng sinh bằng cách thả nhẹ nhàng sống sông, ao hồ. Cá chép phải được thả trước giờ Ngọ tức 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) để Táo quân kịp về trời. 

Tránh thả từ trên cao xuống khiến cá không thể sống được hoặc thả cá kèm túi nilon gây ô nhiễm môi trường.

"Tuyệt đối tránh mua cá to rồi luộc, nướng, rán ăn. Bởi sai lầm này khiến cá chép không thể hóa rồng, làm mất đi ý nghĩa của việc thả cá phóng sinh. Nếu ai đó cố tình hay vô tình bắt phải cá chép thả sau khi cúng rồi bán lại thì đem cúng thì chỉ là xác thịt, không còn ý nghĩa “cá chép hóa rồng”, chuyên gia phong thủy nhấn mạnh.

Thu Hà

Tin liên quan

Đồ trang trí Tết đang "vào mùa": Bánh chưng, dưa hấu làm bằng xốp đắt ngang ngửa đồ thật

Hiện các mặt hàng trang trí dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý đang “vào mùa”. Dù có giá đắt ngang...

Người bất lịch sự mới hỏi chuyện riêng tư ngày Tết

Những câu hỏi đề cập đến chuyện cá nhân không hẳn là sự quan tâm và khiến người trả lời...

Cận kề Tết, "hàng tồn kho" 50.000 đồng la liệt vỉa hè, chị em rầm rầm mua sắm mà không...

Thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề cũng là lúc các mặt hàng tồn kho giá rẻ được tuồn ra...

Bé trai 12 tuổi đột quỵ khi chạy bộ thể dục ở trường

Đang chạy bộ ở trường, bé trai đột ngột than mệt, nhức đầu rồi ngất xỉu. Tại bệnh viện, nam...

Bé trai ở TP.HCM bỏng nặng nghi bị bố tạt nước sôi

Bé trai 6 tuổi nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 với hai chân bị bỏng nặng, tổn thương phổi, men...

Gia đình 5 người nhập viện vì vi khuẩn lan theo nước lũ

Sau khi nước lũ rút, các thành viên trong gia đình người đàn ông ở Thái Nguyên xuất hiện biểu...

13 ca mắc cúm A tại một trường học ở Lào Cai

Sở Y tế Lào Cai cho biết tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình