Khi bạn chuẩn bị ly hôn, mọi quyết định đã được đưa ra và mọi việc chỉ còn là thủ tục thì người bạn cần báo tin nhất và cũng khó khăn nhất để báo tin là ai?
Tất nhiên, ai cũng nghĩ trước tiên là con cái đầu tiên. Và sau con cái là cha mẹ của bạn.
Vậy chứ với hai đối tượng cụ thể đó thì ai sẽ là người khiến bạn đau đầu nhức óc nhất khi biết bạn sắp ly hôn? Tất nhiên là cũng tùy trường hợp, tùy gia đình. Nhưng đại đa số các con khi nghe cha mẹ ly hôn là khóc lóc, đau khổ, nhưng phản đối yếu ớt. Còn người sẽ gây cho bạn nhiều điều khổ sở nhất lại chính là… mẹ bạn. Hàng trăm chuyện dở khóc dở cười xảy ra quanh việc này.
Tôi chú ý đến thông tin cô diễn viên Goo Hye Sun của Hàn Quốc yêu cầu chồng: Đến gặp mẹ tôi, giống như đã thuyết phục mẹ tôi khi kết hôn, xin hãy thuyết phục về việc ly hôn. Với tôi, mẹ quan trọng hơn…", "ông chúng xứ kim chi thất vọng về Ahn Jae Hyun.
Tôi có cô bạn gái đã từng có một tình yêu rất gian truân. Vì gia đình cô là một gia đình danh giá, giàu có, chồng cô lại xuất thân từ một gia đình bình thường, cả về địa vị xã hội, lẫn kinh tế. Họ đã vượt qua những cuộc đấu tranh rất lớn mới có thể về sống được với nhau, mà một trong những cản trở kinh khủng nhất là chính người mẹ.Có thể những ai chưa từng trải qua hoàn cảnh này sẽ không hiểu được tâm trạng của những người trong cuộc và vì sao nó lại trở thành “chuyện lớn” khi họ ly hôn. Nhưng thứ quan trọng mà Goo Hye Sun nhắc chồng là “trách nhiệm thuyết phục mẹ”. Những người mẹ sẽ chỉ an lòng khi biết mọi quyết định của các con đều hướng tới kết quả tốt đẹp cho tương lai. Mà điều đó phải được tạo dựng bởi cả hai con người trong mối liên hệ này, dù khi đã chia lìa.
Sống với nhau 7 năm thì cô nhận ra mình sai lầm to lớn, phí hoài tuổi xuân vào môt kẻ ăn bám, lười nhác, ỷ lại, chỉ có cái miệng là giỏi. Cô quyết định ly hôn. Thế nhưng ông chồng lúc này mới lộ rõ chân dung một kẻ thủ đoạn. Biết mẹ vợ có tính sĩ diện, ông một mặt thì vờ thỏa thuận được với vợ trong bình yên, mặt khác lại nhờ mẹ vợ “lôi kéo”, tác động để không bị “cho ra khỏi nhà”. Thế là bà bắt đầu ra sức phản đối cuộc ly hôn của con gái với lý do: “Nó còn thương mày đến thế”.
Cuộc chiến đấu lên đến đỉnh điểm khi một ngày đẹp trời, cô bạn thấy xuất hiện trong phòng khách bộ bàn ăn to đùng với 24 chỗ ngồi và bà mẹ tuyên bố chắc nịch: Bộ bàn ăn này đủ cho tất cả mọi thành viên, và nó không bao giờ được thiếu ai.
Có một điều hết sức lạ là đại đa số các bà mẹ, dù có khi đã biết con gái mình không mấy hạnh phúc với chồng, vẫn không hề muốn con mình ly hôn.
Nỗi sợ của họ có khi còn lớn hơn cả nỗi sợ của chính con gái họ. Sĩ diện với người thân, họ hàng, bạn bè, hàng xóm là một chuyện, một chuyện khác còn nhiều hơn là chính họ cũng phân vân, nghi ngờ về quyết định của con cái: Liệu chúng có bất hạnh hơn nữa khi ly hôn hay không? Liệu chúng có tìm được hạnh phúc mới hay không? Liệu các cháu ngoại của mình có khổ sở hơn. Và đôi khi cái ý nghĩ thà là chịu đựng cái khổ cũ, còn hơn bắt đầu cái khổ mới khiến họ luôn quyết tâm ngăn cản con gái ly hôn.
Chính tâm lý lo lắng đó đã khiến cho mẹ bạn tôi có hành động vô cùng… kỳ quái khi con gái ly hôn: Tìm mọi cách giữ chàng rể thân mật để "dự phòng", lỡ con gái sau này có hối hận thì "thằng rể" cũ vẫn còn đó. Và thế là bà ra sức bao bọc cậu ta, thậm chí mua cả nhà, với lý do: sau này cho cháu ngoại. Quyết tâm của bà khiến con gái bà dở khóc dở cười. Thậm chí cô phải dần lánh xa cả gia đình khi lần nào đi về cũng thấy anh chồng cũ ngồi chình ình bên bàn ăn cùng cả nhà.
Và đó chính là những gạch đầu dòng của một mô hình: ly hôn có văn hóa.Thay vì chỉ có cô con gái chạy về, gồng mình nói về sự đổ vỡ, cố giấu hay phơi bày những đau khổ của mình thì việc chính chàng rể trình bày mọi việc với một sự bình tĩnh và có trách nhiệm sẽ là điều khiến các bà mẹ vợ an tâm về quyết định của con gái. Họ sẽ hiểu rằng con gái mình và cả người đàn ông kia đang cố gắng làm gì đó để mọi việc tốt hơn và đổ vỡ này là để bắt đầu cho những gì đó nếu không phài là tốt đẹp hơn thì cũng là bình yên, không còn song gió.