Phụ Nữ Sức Khỏe

Lý giải về hiện tượng trẻ sơ sinh hay mút chân

Trẻ sơ sinh hay mút chân có sao không? Rất nhiều mẹ lần đầu sinh bé đã hỏi tôi như thế…

Khi có em bé, nhất là bé đầu lòng thì hầu hết các mẹ đều khá bỡ ngỡ và lo lắng. Các mẹ bỉm sữa có thể thoải mái để bé mút tay, thế nhưng khi bé chuyển qua mút chân thì…có vẻ bẩn các mẹ nhỉ! Một số mẹ khá hoang mang liệu rằng đó có phải là một hành động không bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không?

Trẻ sơ sinh thường hay mút chân

- Hỏi: Bé hay mút chân có bình thường hay không?

- Đáp: Mút là phản xạ tự nhiên thứ hai sau phản xạ bú. Khi môi của bé chạm vào vật gì, bé sẽ có xu hướng mút một cách tự nhiên. Phản xạ này giải thích tại sao bé có thể bú bình ngay sau khi ra đời.  Sau đó đến phản xạ mút ngón tay. Trẻ mấy tháng biết mút chân? Giai đoạn sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi trẻ sơ sinh thường có nhu cầu mút tay, cắn hoặc đưa mọi vật xung quanh vào miệng, tiếp đó bé chuyển sang mút chân.

- Hỏi: Mút chân có mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe bé không?

- Đáp: Hoàn toàn không. Thông thường ông bà, bố mẹ thường phản ứng khi bé mút chân bằng cách kéo chân ra khỏi miệng bé vì phần chân có vẻ bẩn hơn. Dù sớm hay muộn, bạn cũng sẽ nhìn thấy con gặm ngón chân, thay vì bất an thì hãy thoải mái bởi đó là một bước phát triển về nhận thức của trẻ. Hành động mút chân của con đáng yêu lắm phải không nào? Nếu bố mẹ quá lo lắng, hãy thường xuyên lau sạch bàn chân bé.

- Hỏi: Tại sao lại là mút chân mà không phải là thứ khác?

- Đáp: Trước khi bé có thể tự tìm kiếm đồ chơi, dĩ nhiên bé yêu chỉ có thể đùa nghịch với những thứ trong tầm tay. Sau tay là đến chân của bé. Miệng của bé chứa rất nhiều dây thần kinh. Đó là lý do khi muốn khám phá những điều mới lạ, bé thường cho chúng vào miệng. Vào thời điểm tháng thứ 3, thứ 4 tùy vào mỗi bé có thời gian phát triển sớm hơn hay muộn hơn, bé đã có thể phát hiện ra chân của mình và khám phá chúng. Bé sẽ rất thỏa mãn và thích thú khi khám phá ra một bộ phận mới trên cơ thể mình chính là các ngón chân. Nếu ngay lúc đó, bạn kéo bàn chân của bé ra khỏi miệng và tìm mọi cách ngăn cản bé tiếp tục hành động này có thể khiến bé tức giận và bắt đầu gào khóc.

- Hỏi: Nếu lỡ ngăn cản bé mút chân có sao không?

- Đáp: Gặm các ngón chân là cách để con thõa mãn và xoa dịu bản thân như mút ngón tay vậy. Môi là bộ phận xúc giác phát triển sớm và nhạy cảm nhất đối với trẻ, giúp bé khám phá xung quanh bằng vị giác. Đồng thời, thông qua hành động mút tay cũng như mút chân giúp các chức năng ở khoang miệng bé được hoàn thiện. Thời kỳ này nếu bố mẹ lỡ ngăn cản, bé sẽ không được thỏa mãn nhu cầu phát triển tự nhiên vì đây là giai đoạn nhạy cảm của khoan miệng để làm quen với thức ăn (bằng mút tay, chân) trước khi chính thức bắt đầu giai đoạn ăn. Sự cản trở khiến bé không được đáp ứng trong thời gian dài sẽ vô tình khiến bé có hành đồng xấu là giành thức ăn với người khác hay thậm chí nhặt đồ ăn rơi vãi đưa vào miệng. Nếu trẻ sơ sinh không được mút tay hoặc chân thì thói quen xấu này sẽ theo con đến khi lớn. Vì vậy, hãy bình thường mọi nhu cầu nhận thức của trẻ, để trẻ thỏa mãn và dần đi qua các giai đoạn phát triển tiếp theo một cách tự nhiên nhất.

Bố mẹ không nên can thiệp vào các giai đoạn nhận thức của trẻ và để bé phát triển tự nhiên nhất!

Thật vậy, sinh ra một thiên thần nhỏ bé đã là một điều kỳ diệu thì dõi theo con lớn lên mỗi ngày, nhìn thấy con nhận thức khám phá thế giới xung quanh càng tuyệt vời hơn. Những hành động mút tay, mút chân là hoàn toàn bình thường các mẹ ạ. Bố mẹ hãy thử bước vào thế giới của trẻ, cùng trẻ cảm nhận xung quanh từ xúc giác đến vị giác xem con thích thú như thế nào nhé!

Thảo Phạm

Tin liên quan

Sự thật quan niệm trẻ mút tay sẽ thông minh

Nhiều người nói rằng trẻ mút tay sẽ thông minh, nhưng liệu điều này có đúng?

Ảnh hưởng khi trẻ ngậm mút tay - lời cảnh báo của bác sĩ nhi khoa

Ngậm mút tay là thói quen rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi. Tuy nhiên, khi...

Tật ngậm mút tay ở trẻ sơ sinh và lời cảnh báo từ bác sĩ Nhi khoa

Tật ngậm mút tay ở trẻ sơ sinh có nhiều tác hại cho sức khỏe cũng như thẩm mỹ khuôn...

Lý giải thói quen mút tay ở trẻ em và lời cảnh báo của bác sĩ

Mút tay là thói quen thường gặp ở trẻ sơ sinh, hình thành ngay từ khi còn nằm trong bụng...

Bé sơ sinh hay mút tay và dụi mắt, bố mẹ sốc khi BS khám, đành nhìn con ra đi

Cô bé Mallory, 3 tuần tuổi, đã ra đi trong sự thương tiếc của bố mẹ sau khi nhiễm virus...

Loại bỏ thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh nhờ những cách đơn giản này

Những gợi ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách trị thói quen mút tay thường gặp ở hầu...

Giải mã ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng khóc là cách duy nhất để trẻ sơ sinh giao tiếp. Nhưng không, cha...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

7 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

7 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

7 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

7 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

7 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

7 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

22 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

22 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình