Câu chuyện về cách xử lý thông minh của bà mẹ khi con đòi đồ chơi
Vì gia đình có điều kiện lại có con trai đầu lòng nên Nga hết mực yêu quý đứa trẻ. Là một người mẹ, Nga luôn hy vọng rằng con cái sẽ được vui vẻ, không ưu phiền, mong con sẽ có một tuổi thơ đẹp đẽ nhất. Do đó, bé Bin từ nhỏ đến lớn luôn được mẹ đáp ứng mọi nhu cầu.
Bé Bin có sở thích là dùng hộp giấy thủ công để tự chế đồ chơi. Mùa hènăm nay, Nga dẫn bé Bin đi siêu thị. Bé Bin muốn mẹ mua cho chiếc máy đồ chơi tự động với giá rất cao chỉ với mục đích lấy cái hộp nhựa nhỏ hình bầu dục bên trong để sáng tạo cho công trình đồ chơi ở nhà của mình.
Nga nghe xong cảm thấy lưỡng lự và suy nghĩ: Lâu nay Nga luôn mua những món đồ chơi theo yêu cầu của con, dù là rất đắt tiền bởi cô chỉ mong con có một tuổi thơ đẹp, nhưng Bin chỉ chơi vài ngày là chán rồi bỏ qua một bên và đòi mẹ mua cho những món đồ chơi khác. Có phải là Nga đang quá nuông chiều con hay không? Trẻ con nếu có được mọi thứ quá dễ dàng thì sẽ không biết trân quý, hàm ơn và xem mọi thứ có được đều là hiển nhiên. Từ đó đứa trẻ sẽ không cảm giác được tình yêu thương của cha mẹ mà xem đó là trách nhiệm mà ba mẹ phải làm cho mình. Đứa trẻ cần phải chịu khổ và bỏ công sức thích đáng để có được điều mình muốn, thì mới trở thành người hiểu biết, lương thiện và sống có trách nhiệm được.
Do vậy Nga suy nghĩ cách để bé Bin hiểu được ý nghĩa của sự cảm ơn, trân trọng mà không phải cưng chiều quá hoặc nghiêm khắc quá. Nga bèn rủ Bin tới cửa hàng ăn ở cuối đường, nơi mà gia đình cô rất hiếm khi ghé thăm. Quán ăn này có đặc điểm là khi bán đồ ăn cho trẻ đều tặng lại một đồng xu, bé sẽ đến bên chiếc máy đồ chơi cạnh đó và tự chọn món đồ chơi mình thích, còn không sẽ đổi ra tiền để mua kem hoặc bánh…
Bé Bin bảo muốn có món đồ chơi ở siêu thị ngay thì Nga trả lời: “Cửa hàng này rất rẻ, mẹ con mình ăn liên tục ba ngày sẽ đủ tiền xu để mua đồ chơi cho con, con thấy thế nào?”. Bin nghe xong hỏi: “Chẳng phải mẹ nói mẹ không thích ăn ở đây sao, còn bảo đồ ăn rất khó ăn mà!”. Nga trả lời: “Vì mẹ mong muốn được nhanh chóng có đủ tiền xu cho con mua đồ chơi, nên ráng chịu đựng vài hôm vậy, miễn con thích là được!”.
Bé Bin nghe xong bộ dạng cảm động, Nga lại đưa thêm điều kiện đi bộ để tiết kiệm tiền xe buýt cho nhanh mua được đồ chơi, không ngờ Bin hết sức vui vẻ đồng ý mặc dù trước giờ rất ghét đi bộ.
Lần này, khi nhận được món đồ chơi Nga thấy Bin vui mừng hơn các lần trước dù món đồ chơi này không đắt tiền bằng. Nga thấy Bin nâng niu gìn giữ và chơi rất lâu chứ không vội vàng vứt qua một bên rồi đòi món đồ chơi khác. Bin còn nói: “Bin cảm ơn mẹ vì đã giúp Bin mua đồ chơi!”.
Nga cũng thật sự vui mừng vì sự thay đổi này của Bin và những lần sau Nga cũng quyết định sẽ làm tương tự để Bin hiểu thế nào là trân trọng, biết ơn. Nếu không, dù cho con bao nhiêu đi chăng nữa thì trẻ cũng không cảm nhận được điều gì.
Do vậy Nga suy nghĩ cách để bé Bin hiểu được ý nghĩa của sự cảm ơn, trân trọng mà không phải cưng chiều quá hoặc nghiêm khắc quá. Nga bèn rủ Bin tới cửa hàng ăn ở cuối đường, nơi mà gia đình cô rất hiếm khi ghé thăm. Quán ăn này có đặc điểm là khi bán đồ ăn cho trẻ đều tặng lại một đồng xu, bé sẽ đến bên chiếc máy đồ chơi cạnh đó và tự chọn món đồ chơi mình thích, còn không sẽ đổi ra tiền để mua kem hoặc bánh…
Tấm gương sáng của con
Các con rất hay quan sát và bắt chước cha mẹ, những người gần gũi xung quanh mình trong cách nói năng và cư xử hằng ngày vì thế các bậc cha mẹ hãy biết làm gương cho con. Trẻ nhỏ rất tinh ý khi bạn dạy chúng một bài học nhưng lại không làm điều đó. Cho dù đó chỉ là một lỗi nhỏ hay nhận được một lời khen thì bạn cũng hãy nói xin lỗi và cám ơn đúng lúc để trẻ thấy được đây là việc nên làm. Nếu con bạn tỏ ra bối rối hay hỏi tại sao lại phải làm điều đó thì hãy giải thích cho trẻ. Giải thích tình huống với cách diễn đạt phù hợp với độ tuổi của bé cũng như lý do tại sao bạn cần phải làm như vậy. Trẻ học được nhanh chóng nhất qua chính tấm gương chúng thấy hằng ngày.
Nói tròn câu khi cám ơn hoặc xin lỗi
Khi thể hiện những cử chỉ hay lời nói lễ phép, các bậc cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách nói sao cho phù hợp. Sẽ thật tiếc nếu bé muốn thể hiện lòng biết ơn với ông bà hay cô chú nhưng lại không biết cách nói lời cám ơn như thế nào cho đúng. Nhiều khi, bé chỉ biết nói như một cái máy mà không có chút danh xưng nào cả. Chẳng hạn khi nhận quà của ông bà, bạn nên dạy trẻ nói tròn câu “Con cảm ơn ông bà” thay vì vội vàng nhận quà và nói những câu ngắn cụt như “Cám ơn” không thôi. Một ý định tốt khi không biết cách thể hiện sẽ trở nên không hay. Hãy dạy bé nói tròn câu rõ chữ để thể hiện hết sự chân thành trong lời nói của bé.