Phụ Nữ Sức Khỏe

Lý do Bộ Y tế đề xuất chưa công bố hết dịch COVID-19

Bộ Y tế vừa có Tờ trình Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất tiếp tục coi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và chưa công bố hết dịch COVID-19.

Bộ Y tế cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu và khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó, nhất là tiêm chủng vắc xin.

Về tình hình dịch trong nước, 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%). Riêng trong tháng 7/2022, ghi nhận hơn 33.000 ca mắc mới, 06 ca tử vong; số mắc mới trung bình 1.000 ca mắc mỗi ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, tử vong giảm 2 ca, tỷ lệ tử vong/mắc là 0,02% (trung bình thế giới là xấp xỉ 1,2%).

Đặc biệt Việt Nam đã ghi nhận các biến thể phụ BA.4, BA.5 và đang dần chiếm ưu thế tại các tỉnh phía Nam, tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ em tại nhiều địa phương còn thấp. Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Trước tình hình dịch bệnh trên, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, việc chuyển phân loại bệnh truyền nhiễm từ nhóm A sang nhóm B đối với COVID-19 có những thách thức như: theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn liên quan, có nhiều quy định khác biệt cần phải điều chỉnh giữa bệnh truyền nhiễm nhóm A và bệnh truyền nhiễm nhóm B như về giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng; kiểm soát ra, vào vùng có dịch, công bố dịch; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh; cách ly y tế; điều trị miễn phí; vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm và sử dụng vaccine trong tình trạng khẩn cấp.

Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức; người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch

Do đó, trong tờ trình, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất vẫn giữ phân loại COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tuy nhiên, Bộ Y tế đề xuất từng bước giảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng linh hoạt, phù hợp một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Hai tình huống ứng phó dịch COVID-19 năm 2022-2023

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: giám sát phát hiện; Kiểm soát ra vào vùng có dịch; cách ly/ theo dõi sức khỏe; khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.

Chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Theo Bộ Y tế, bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỷ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong một khu vực địa lý hoặc trong một quần thể nhất định.

Như vậy, một bệnh được coi là lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như sau: (1) có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; (2) tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; (3) bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; (4) tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Đối với dịch COVID-19, hầu hết các nước trên thế giới có số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thay đổi khi có xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, đồng thời miễn dịch (do vắc xin và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Theo Bộ Y tế, WHO đã đưa ra kế hoạch kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 với điều kiện cơ bản là tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 đạt trên 70% dân số trên phạm vi toàn cầu và kiểm soát được số mắc mới và tử vong do COVID-19. WHO cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Trên thế giới, hiện chưa có quốc gia nào chính thức công bố COVID-19 là bệnh lưu hành. Một số nước đã đưa các tiêu chí để xem bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành như chỉ số về tỷ lệ tử vong thấp, tỷ lệ mắc bệnh nặng phải nhập viện giảm và độ bao phủ vắc xin cao ở nhiều độ tuổi đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao.

Trong nước, mặc dù tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc tuy nhiên số ca mắc đã có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và vẫn ghi nhận các ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.

Việt Nam hiện cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững; tuy nhiên vẫn cần luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh và trước hết đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4, tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.

Theo Hà Minh/Tiền Phong

Tin liên quan

Nhiều người chủ quan 'đã bị bệnh và tiêm chủng mũi 3' nên không muốn tiêm mũi 4

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, dịch đã được kiểm soát tốt nên người...

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung là căn bệnh nguy hiểm và dẫn đến nhiều hậu quả. Vậy làm gì...

Uống thuốc bổ não có tốt không? Lưu ý khi sử dụng loại thuốc này

Não là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, có chức năng vô cùng quan trọng và...

Virus mới phát hiện ở Trung Quốc nguy hiểm thế nào?

Các nhà khoa học đánh giá sự xuất hiện của Henipavirus với tư cách là mầm bệnh truyền từ động...

Nga phát hiện chủng virus mới kết hợp giữa biến thể omicron và delta

Nhà di truyền học Mỹ Dmitry Pruss lưu ý rằng virus kết hợp các đoạn của bộ gen "omicron" và...

Vắc xin mới phòng ung thư cổ tử cung: Trẻ từ 12 - 13 tuổi đã được tiếp cận?

Một loại vắc-xin mới được phát hiện giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung ở những người có...

Bạn cần giảm thời gian xem TV bao lâu để tránh bệnh tim?

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 10 trường hợp thì sẽ có 1 người tránh được nguy cơ...

Tin mới nhất

Cô gái bất ngờ nôn ra nước đen sau khi đau bụng kinh, bác sĩ: bệnh này không chữa được

26 phút trước

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2: Nếu thuộc nhóm người này bạn cũng nên thận trọng

28 phút trước

Thường xuyên bị đỏ mắt và ù tai, người đàn ông nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, phổi...

30 phút trước

Khởi My có động thái mới đập tan tin đồn ly hôn Kelvin Khánh

39 phút trước

Mỹ nhân Việt bỗng 'mất hút' khỏi showbiz nay bất ngờ ôm bụng bầu vượt mặt dự sự kiện, được...

40 phút trước

5 xu hướng chăm sóc tóc theo kiểu Hàn Quốc nhất định phải thử, vừa đơn giản nhưng cực hiệu...

42 phút trước

Nhan sắc thiên tiên của 'chị gái' Bạch Lộc trong tạo hình mới của Hồ Yêu Tiểu Hồng Nương gây...

43 phút trước

Nhan sắc 'tiểu Châu Tấn' chính thức vượt mặt Triệu Lộ Tư khi cùng hóa thành nàng thơ

4 giờ trước

Ôn Bích Hà gặp tai nạn, tóc cháy 'như ngọn đuốc' khi đang chụp ảnh

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình