Trong Đông y, hạt gấc được gọi là mộc miết tử (ba ba gỗ) vì nó hình dẹp dẹt, gần tròn, vỏ cứng, méo có răng cưa, hai mặt có đường vân lõm xuống, trông giống con ba ba. Bên trong lớp vỏ cứng của hạt gấc là phần nhân có vị hơi đắng, hoi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng.
Theo khoa học hiện đại, nhân hạt gấc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt: 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng…
Hạt gấc được sử dụng làm thuốc chứa nhiều bệnh khác nhau. Để chế thuốc, hạt gấc cần được sấy khô và bóc lớp màng đỏ bên ngoài. Lớp màng này cũng có giá trị dinh dưỡng cao, thành phân chủ yếu là beta-caroten, lycopen, alphatocopherol…
Một số bài thuốc từ hạt gấc:
Chữa đau răng, chảy máu chân răng
Hạt gấc chín rửa sạch, để ráo nước sau đó đem sao vàng hạ thổ (nước trên than củi cho hạt thật vàng rồi đổ ra báo trải trên nền đất cho nguội).
Khi hạt gấc nguội hẳn, dùng dao tách vỏ, lấy ruột dập dập. Bỏ vào lọ và đổ rượu gạo 45-50 độ vào ngâm. Ngâm từ 10 ngày trở đi là có thể dùng được. Ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ càng tốt.
Khi dùng chỉ cần ngậm 1 ngụm rượu hạt gấc vào miệng trong khoảng 30 phút. Làm 2 lần sáng - chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.
Chữa đau khớp, vết thương sưng tấy, quai bị, tụ máu
Rượu hạt gấc cũng có thể chữa đau xương khớp. Cách ngâm tương tự như tên.
Khi dùng đổ rượu ra miếng bông gạc rồi đắt lên chỗ đau trong vòng 30 phút.
Chữa sưng vú
Hạt gấc bỏ vỏ, sao vàng, tán bột mịn. Mỗi ngày uống nửa thìa cà phê bột hạt gấc sau bữa ăn. Ngày uống 2 lần, uống liền trng 5 ngày.
Bên ngoài có thể dùng nhân hạt gấc mài với giấm hoặc ngâm rượu để bôi vào chỗ đau.