Bông cải xanh có thể ngừa 9 bệnh ung thư
Loại rau xanh tươi này là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Nó được cho là có lợi cho tiêu hóa, hệ thống tim mạch và hệ thống miễn dịch, có đặc tính chống viêm và thậm chí ngăn ngừa ung thư. Thêm vào đó, bông cải xanh có hàm lượng natri và calo thấp, khoảng 31 calo mỗi khẩu phần. Nó cũng là một loại rau không có chất béo.
Bông cải xanh có một nguồn dinh dưỡng ấn tượng. Chuyên gia dinh dưỡng Victoria Jarzabkowski của Viện Thể dục Texas tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), cho biết nó giàu chất xơ, rất giàu vitamin C và kali, B6 và vitamin A. Nó còn là một loại rau không có tinh bột, có một lượng protein tốt.
Bông cải xanh cũng chứa nhiều chất phytochemical và chất chống oxy hóa. Chất phytochemical trong bông cải xanh rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Chúng bao gồm glucobrassicin; carotenoid, chẳng hạn như zeaxanthin và beta-carotene; và kaempferol - một flavonoid.
Còn về chất chống oxy hóa, chuyên gia Jarzabkowski nói với Live Science: “Chất chống oxy hóa có thể giúp tìm và trung hòa các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định được tạo ra trong quá trình trao đổi chất. Theo Viện Ung thư Quốc gia, thiệt hại mà chúng gây ra có thể dẫn đến ung thư."
Vì bông cải xanh có chứa những chất này nên nó có khả năng ngăn ngừa ung thư.Ttheo đánh giá của hàng trăm nghiên cứu lâm sàng được thực hiện cho Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ và các nghiên cứu khác, bông cải xanh và những loại rau cùng họ với nó khả năng bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết, vú, bàng quang, gan, miệng, thực quản và dạ dày.
Bông cải xanh cũng là một nguồn cung cấp lutein, một hợp chất chống oxy hóa và sulforaphane, một chất chống oxy hóa rất mạnh. Bông cải xanh cũng chứa các chất dinh dưỡng bổ sung, bao gồm một số magiê, phốt pho, một ít kẽm và sắt.
Những ai không nên ăn bông cải xanh
Mặc dù bông cải xanh có khả năng ngăn ngừa tới 9 bệnh ung thư và an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên vẫn có một số người nên tránh loại rau này.
Người mắc bệnh tuyến giáp
Nếu bạn bị suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), bạn có thể được yêu cầu tránh các loại rau họ cải - chẳng hạn như cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, bắp cải và cải Brussels.
Những loại rau này rất độc đáo về mặt hóa học theo nhiều cách, bao gồm hàm lượng cao các hợp chất chứa lưu huỳnh được gọi là glucosinolate - thứ mang lại mùi đặc biệt cho chúng.
Nhưng glucosinolate và các hóa chất khác trong những loại rau này được coi là goitrogens, có nghĩa là chúng có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp - chủ yếu là do làm rối loạn việc sử dụng iốt của tuyến giáp. Tuyến giáp của bạn sử dụng i-ốt để sản xuất bình thường hormone tuyến giáp và nếu nó không thể tiếp cận i-ốt đúng cách hoặc nếu cơ thể không có đủ i-ốt, mức độ hormone tuyến giáp của bạn sẽ giảm xuống.
Tiến sĩ Luis O. Rustveld - chuyên gia dinh dưỡng và trợ lý giáo sư tại Đại học Y Baylor ở Houston (Mỹ) cho biết: “Chúng không nhất thiết có hại nếu bạn có tuyến giáp hoạt động bình thường. Nhưng nếu bạn bị suy giáp, bạn có thể cân nhắc việc hạn chế ăn các loại rau họ cải.
Bạn cũng nên đảm bảo nấu các loại rau họ cải nếu bị suy giáp. Nấu các loại rau họ cải làm giảm đặc tính gây goitrogenic của chúng. Nó làm giảm tác động của goitrogens trên tuyến giáp, vì vậy chúng không gây ra bất kỳ vấn đề gì với số lượng bình thường."
Người đang bị đầy hơi, đầy bụng
Nói chung, bông cải xanh là an toàn để ăn và bất kỳ tác dụng phụ nào cũng không nghiêm trọng. Tác dụng phụ thường gặp nhất của bông cải xanh là đầy hơi hoặc kích ứng ruột, gây ra bởi lượng chất xơ cao trong bông cải xanh. Chuyên gia Jarzabkowski nói: “Tất cả các loại rau họ cải đều có thể khiến bạn bị đầy hơi. Nhưng lợi ích về sức khỏe của chúng nhiều hơn sự khó chịu."
Người đang dùng thuốc làm loãng máu
Theo Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio, những người dùng thuốc làm loãng máu nên xem lượng bông cải xanh của họ, vì hàm lượng vitamin K trong rau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên ăn với lượng hạn chế.
Ăn bông cải xanh sống, hấp hay luộc, cách nào bổ dưỡng hơn?
Cách bạn chế biến bông cải xanh có thể ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được. Những người ăn bông cải xanh vì lợi ích chống ung thư của nó không nên nấu loại rau này quá lâu.
Một nghiên cứu năm 2007 của Đại học Warwick đã phát hiện ra rằng việc luộc bông cải xanh có thể làm giảm tác dụng của các enzyme chống ung thư tốt của thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc luộc, hấp, nấu bằng lò vi sóng và chế biến món xào đối với bông cải xanh tươi, cải Brussels, súp lơ trắng và bắp cải xanh.
Đun sôi dẫn đến thất thoát lớn nhất các chất dinh dưỡng chống ung thư. Hấp trong tối đa 20 phút, cho vào lò vi sóng trong tối đa ba phút và xào trong tối đa năm phút không làm mất đi đáng kể các chất ngăn ngừa ung thư. Bông cải xanh sống giữ được tất cả các chất dinh dưỡng, nhưng nó cũng có nhiều khả năng gây kích ứng ruột và gây đầy hơi.