Lợi ích của leo cầu thang
Leo cầu thang giúp kéo dài tuổi thọ
Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu Vương quốc Anh tại hội nghị khoa học Tim mạch dự phòng 2024 của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC).
Tiến sĩ Sophie Paddock, tác giả nghiên cứu và giảng viên tại Đại học East Anglia và Bệnh viện Đại học Norfolk và Norwich thuộc Quỹ Tín thác NHS ở Vương quốc Anh nhấn mạnh: “Nếu được lựa chọn đi cầu thang bộ hoặc đi thang máy, hãy đi cầu thang bộ vì nó sẽ tốt cho tim. Ngay cả những khoảng hoạt động thể chất ngắn cũng có tác động có lợi cho sức khỏe và những đợt leo cầu thang ngắn sẽ là mục tiêu có thể đạt được để đưa vào thói quen hàng ngày.”
Ảnh minh họa
Paddock và các đồng nghiệp của cô đã tiến hành phân tích tổng hợp 9 nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của việc leo cầu thang. Các nghiên cứu bao gồm tổng cộng 480.479 người tham gia, gồm cả nam và nữ, độ tuổi từ 35 đến 84 tuổi.
Kết quả cho thấy những người tham gia leo cầu thang đã giảm 24% nguy cơ tử vong trong thời gian nghiên cứu so với những người không leo cầu thang.
Những người leo cầu thang cũng có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 39% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đau tim, suy tim hoặc đột quỵ nói chung thấp hơn.
Kiểm soát cân nặng
Leo cầu thang cũng gián tiếp mang lại lợi ích cho đầu gối bằng cách giúp kiểm soát cân nặng. Đi bộ lên cầu thang chỉ trong 5 phút có thể đốt cháy khoảng 45 calo. Nếu làm điều đó 5 lần mỗi tuần thì đó là 225 calo.
Thực hiện 50 tuần một năm, cơ thể đốt cháy 11.250 calo. Do đó, chỉ cần leo cầu thang một chút trong hầu hết các ngày trong năm, bạn có thể giảm được hơn 1,4kg.
Tương tự, theo Verywell Health, leo cầu thang được coi là hoạt động thể chất cường độ mạnh, đốt cháy nhiều calo mỗi phút hơn so với chạy bộ tốc độ chậm. Không chỉ khi đi lên mà khi đi xuống cầu thang, cơ thể cũng được đốt cháy calo.
Các chuyên gia ước tính rằng một người trung bình sẽ đốt cháy ít nhất 0,1 calo cho mỗi bước leo lên (ít nhất 1 calo cho mỗi 10 bước leo lên) và 0,05 calo cho mỗi bước đi xuống (1 calo cho mỗi 20 bước đi xuống).
Ảnh minh họa
Tăng cường cơ bắp
Bác sĩ Adedapo Iluyomade, bác sĩ tim mạch phòng tránh tại Viện Tim và mạch máu Miami ở Florida, chia sẻ với Medical News Today: “Leo cầu thang có thể là một hình thức tập thể dục đặc biệt hiệu quả vì nhiều lý do. Đó là một hoạt động mang nặng có sự tham gia của nhiều nhóm cơ, bao gồm cơ tứ đầu đùi, gân kheo, cơ mông và bắp chân". Tất cả những điều đó giúp chúng ta có một hệ thống cơ xương khỏe mạnh và giúp xây dựng khớp cơ chắc khỏe.
Vì sao nhiều người bị đau đầu gối khi leo cầu thang?
Theo Design for Fitness, nhiều người thường trải qua cảm giác không thoải mái khi đi lên xuống cầu thang hoặc đồi dốc.
Khi đi lên, con người có xu hướng để đầu gối nhô ra phía trước và hầu như chỉ sử dụng các cơ xung quanh đầu gối. Đầu gối của chúng ta là một khớp rất dễ bị tổn thương do cách nó được thiết kế. Nói cách khác, nó cần mọi sự trợ giúp có thể nhận được.
Vì thế, khi đi lên, nó có thể giúp ích rất nhiều khi chúng ta huy động cơ thể tham gia nhiều hơn, đặc biệt là phần mông và phần cơ lõi. Cụ thể, bạn tập trung vào việc sử dụng mặt sau để tạo lực đẩy, được hỗ trợ bởi việc kích hoạt cơ lõi. Việc rèn luyện cho chân, mông và cơ lõi rất quan trọng để bảo vệ đầu gối.
Ảnh minh họa
Việc bảo vệ đầu gối của bạn khi bị xẹp xuống (khi đi xuống cầu thang) sẽ khó khăn hơn vì hai lý do. Thứ nhất là bạn gần như không thể giữ đầu gối nhô ra phía trước, đây là một tư thế dễ bị tổn thương.
Thứ hai, khi xuống dốc, bạn phải dựa vào lực co lệch tâm. Có nghĩa là, về cơ bản, bạn đang hãm chuyển động khi cơ của bạn đang dài ra. Mặc dù cơ bắp của bạn khá giỏi trong việc này và có thể tạo ra một lực khá lớn nhưng điều đó vẫn gây khó khăn cho chúng. Chúng có nhiều khả năng bị gãy, rách và không thể bảo vệ được đầu gối đã có tuổi.
Vì thế, leo cầu thang là tốt nhưng cần lưu ý đến việc sử dụng kết hợp cơ mông, cơ lõi cũng như chân của bạn.