Phụ Nữ Sức Khỏe

Làm thế nào để cha mẹ nhận biết con bị trầm cảm?

Trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên. Nhưng đôi khi, cha mẹ không nhận biết được, thậm chí bị nhầm lẫn đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này.

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm ảnh hưởng đến học tập và khả năng hòa nhập của trẻ trong xã hội. Ảnh: Scarymommy.

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng. Chúng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động.

ThS.ĐD Ngô Thị Thanh Hoa, khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, cho biết ở trẻ vị thành niên, trầm cảm ảnh hưởng đến học tập và khả năng hòa nhập trong xã hội. Ngoài ra, trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát.

Trầm cảm thường tiến triển cùng với lo âu ở trẻ. Chúng được phân ra làm ba mức độ: Trầm cảm ở thể nhẹ, thể vừa và thể nặng. Một số trẻ chỉ bị trầm cảm một lần nhưng cũng có em có thể mắc nhiều lần.

"Trẻ vị thành niên bị trầm cảm có nguy cơ tự làm hại bản thân nhiều hơn. Ở thể nhẹ, một số trẻ cảm thấy không vui hoặc buồn. Ở thể nặng, trẻ lại muốn làm tổn thương mình hoặc thậm chí là có ý định tự sát. Những suy nghĩ và cách ứng phó như vậy của trẻ luôn phải được phát hiện sớm và xem xét một cách nghiêm túc", ThS.ĐD Ngô Thị Thanh Hoa nói.

6 dấu hiệu cần được chú ý

Theo vị chuyên gia, trầm cảm thường do nhiều yếu tố phối hợp. Nguy cơ trẻ bị trầm cảm tăng lên nếu trong gia đình có người bị trầm cảm. Một số trẻ bị trầm cảm do bị trải qua những điều căng thẳng trong cuộc sống như áp lực, sự kỳ vọng của gia đình với các em về học tập, mâu thuẫn bạn bè...

Một số khác, trẻ bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường, bạo lực gia đình, mất đi người thân, cha mẹ ly hôn... Có những em phải trải qua tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như chấn thương, bệnh tật. Những điều này dẫn đến trẻ căng thẳng hoặc đau buồn kéo dài, dẫn đến bị trầm cảm.

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên không giống nhau, nhưng cha mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:

Tâm trạng buồn bã hoặc tồi tệ

Trẻ cảm thấy buồn, cô đơn và ít tham gia với mọi người hoặc không vui, dễ cáu hay ẩu đả với các thành viên trong gia đình, bạn bè. Điều này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, cảm xúc thay đổi (dễ khóc, dễ cáu giận).

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên không giống nhau. Ảnh: Shutterstock.

Hay phàn nàn về bản thân

Trẻ vị thành niên trải qua giai đoạn trầm cảm có thể nói những điều tự ti về bản thân như: “Con không thể làm bất cứ điều gì đúng”; "con không có người bạn nào”; “con không thể làm được điều này”; “việc này quá khó với con”… Trẻ luôn có cảm giác mình vô dụng hoặc tội lỗi.

Thiếu năng lượng và nỗ lực

Trầm cảm ở trẻ có thể làm tiêu hao năng lượng. Trẻ không có cố gắng, nỗ lực và khó tập trung trong học tập so với trước đây. Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ dàng bỏ cuộc hoặc thiếu năng lượng, ngay cả khi nghỉ ngơi.

Mất hứng thú

Trẻ không còn nhiều niềm vui hay thích chơi đùa với bạn bè như trước. Trẻ cũng không muốn làm những việc mà mình từng yêu thích. Thậm chí, một số em có thể tự làm đau bản thân và ý định tự tử.

Thay đổi giấc ngủ và ăn uống

Trẻ có thể khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc. Đôi khi, trẻ có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn.

Đau nhức, mỏi

Một số trẻ kêu đau bụng, đau đầu hoặc các cơn đau khác mà không rõ nguyên nhân. Không ít trẻ nghỉ học vì cảm thấy không được khỏe, mặc dù không bị ốm.

Hãy lắng nghe trẻ, không phán xét

Theo thạc sĩ, điều dưỡng Thanh Hoa, để hỗ trợ con mình khi có biểu hiện bị trầm cảm, cha mẹ nên tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Bạn có thể hỏi trẻ cảm thấy thế nào và lắng nghe, cởi mở mà không cần phán xét hay tư vấn.

Phụ huynh có thể hỏi những người mà bạn tin tưởng, người biết con bạn như giáo viên hoặc bạn thân. Thông qua đó, bạn tìm hiểu xem liệu họ có nhận thấy điều bất thường khiến trẻ lo lắng hoặc thay đổi.

Cha mẹ có thể hỏi trẻ cảm thấy thế nào và lắng nghe, cởi mở mà không cần phán xét hay tư vấn. Ảnh: Freepik.

Phụ huynh hãy dành thời gian cùng con làm những việc mà cả hai cùng thích như đi dạo, chơi trò chơi, nấu ăn, đọc truyện, làm đồ thủ công, xem phim hài… Cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên con hơn nếu có thể.

Ngoài ra, họ cần xây dựng môi trường vui vẻ với các hoạt động ngoài trời phù hợp với lứa tuổi mà trẻ yêu thích sẽ khuyến khích tâm trạng con tích cực. Điều này sẽ giúp cha mẹ và con gần gũi nhau.

Bên cạnh đó, gia đình nên khuyến khích trẻ làm những việc mà chúng thường yêu thích, giữ thói quen ăn ngủ điều độ và luôn năng động. Hoạt động thể chất là cách quan trọng để thúc đẩy tâm trạng của trẻ. Bạn có thể cùng con chơi môn thể thao nào đó hoặc khuyến khích trẻ chơi thể thao cùng bạn bè, để tạo thành thói quen tích cực.

Âm nhạc có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tâm trạng của trẻ. Vì vậy, hãy cùng trẻ nghe những bài hát khiến bé cảm thấy lạc quan về cuộc sống.

Cha mẹ hãy để trẻ nói chuyện với mình. Bạn nên lắng nghe cẩn thận những gì trẻ nói về cảm giác của mình. Bạn đừng ép trẻ phải chia sẻ, thay vào đó bạn có thể khuyến khích con thể hiện bằng sáng tạo khác như vẽ tranh, đồ thủ công hoặc ghi lại nhật ký suy nghĩ và kinh nghiệm.

Ngoài ra, cha mẹ cần cố gắng giữ con tránh xa các tình huống mà chúng có thể bị căng thẳng quá mức, bị ngược đãi hoặc bạo lực. Hãy nhớ, cha mẹ luôn phải mô phạm các hành vi và lời nói, có những phản ứng lành mạnh đối với căng thẳng trong cuộc sống.

Cha mẹ luôn phải gần gũi, quan tâm tới trẻ, đồng thời, cũng phải thiết lập ranh giới nhất định nhưng không được xa lánh, thờ ơ, vô cảm với con.

Khi cần thiết, bạn nên đưa con bạn đến gặp chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Bác sĩ, nhà trị liệu có thể đề nghị bạn một vài lần khám hoặc nhiều hơn. Liệu pháp trị liệu tâm lý có thể mất thời gian nhưng bạn sẽ thấy tiến triển trong suốt quá trình. Một số trẻ có thể cần kết hợp thuốc, tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ trầm cảm của trẻ.

Cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu về trầm cảm ở trẻ vị thành niên và cách chăm sóc tại nhà đúng cách để nâng cao hiệu quả điều trị. Khi trẻ vị thành niên bị trầm cảm nặng như lạm dụng chất, bạo lực hay bệnh tâm thần sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển của con. Con có thể có ý tưởng và hành vi tự sát, vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo Phương Anh/Zingnews

Tin liên quan

Khi thức dậy làm ngay những việc này sẽ giúp bạn trẻ lâu, sống thọ, giảm cân hiệu quả, tâm...

Duy trì thói quen dưới đây giúp bạn đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa lão hóa phòng ngừa nhiều bệnh...

5 mẹo nhỏ giúp 'đánh bay' mệt mỏi, sau ngày làm việc căng thẳng vẫn thấy sảng khoái và tràn...

Nếu bản thân thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức và không muốn làm việc, dưới đây là 5 cách giúp...

Cảnh báo mới về 14 sản phẩm siro ho bị cấm

Bộ Y tế đã nhận được công điện của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế cảnh báo về...

Bé trai mắc chứng “chân ngắn chân dài” sau thời gian bó bột chữa gãy xương

Bé trai 10 tuổi bị lệch vẹo cột sống thắt lưng, nghiêng lệch khung chậu sang một bên gây hiện...

Dùng điều hòa không đúng cách dễ rước bệnh vào người: Viêm họng triền miên, tổn thương cả xương khớp

Điều hòa mang lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu vào mùa hè nhưng cũng gây nhiều vấn đề...

Bé gái 2 tuổi bị cứng mặt sau giấc ngủ trưa, cảnh báo nguy cơ ngủ máy lạnh khi trời...

Sau khi tỉnh dậy, bé gái khóc không ngừng. Người mẹ kiểm tra mới phát hiện triệu chứng bất thường...

Ngày 22/4: Có 2.337 ca COVID-19 mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó

Ngày 22/4 có 2.337 ca mắc COVID-19 mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó; Trong ngày có 532 bệnh...

Tin mới nhất

Hủy hôn vì bạn gái vô sinh, 3 năm sau gặp lại tôi “đứng không vững”

2 giờ trước

Chị chồng lớn tiếng trách mẹ di chúc hết cho con dâu 5 tỷ, bà nói câu này chị tím...

2 giờ trước

Chị chồng đưa người yêu về ra mắt, tôi run rẩy nhận ra người đàn ông ấy, từ hôm đó...

2 giờ trước

Sinh con được chị chồng tận tình chăm ở cữ, đêm muộn nhìn chị bế cháu tôi bủn rủn chân...

2 giờ trước

Ra ở riêng sau 15 năm sống chung, bố mẹ chồng cho mỗi cái chăn cũ, định bỏ đi thì...

2 giờ trước

Cả năm con dâu chỉ về quê 2 kỳ nghỉ lễ mà biếu bố mẹ mỗi 5 triệu, tôi chẳng...

3 giờ trước

Khinh con dâu nghèo, bố mẹ chồng cho con gái nhà chục tỷ, giờ 3 triệu viện phí con dâu...

3 giờ trước

Hớt hải về quê vì nghe tin mẹ chồng ốm nặng, lúc quên túi xách quay lại thì chết lặng...

3 giờ trước

Con dâu mua túi hàng hiệu cả trăm triệu nhưng lại tiếc 500 ngàn bó lá cho mẹ chồng gãy...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình