Nội dung bài viết
Ổi mặc dù là loại cây ăn trái phổ biến ở Việt Nam nhưng chúng lại có nguồn gốc xuất xứ từ châu Mỹ xa xôi. Ở vùng quê, hầu như nhà nào cũng trồng một vài cây ổi để ăn trái. Tuy nhiên vì trong loài cây này thường có sâu róm sinh sống nên người ta chỉ trồng ở sau nhà.
Theo y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng, tính ấm, giúp tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết nên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. Vậy để biết lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường không hay cách dùng lá ổi trị tiểu đường như thế nào thì cùng tham khảo bài viết.
Đặc điểm của cây ổi
Cây ổi còn có tên khoa học là Psidium guajava L, xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Hiện nay chúng được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Giống ổi rất đa dạng, chúng có hơn 3000 loài khác nhau được phân bổ thành 150 chi.
Mặc dù cây ổi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nhưng chúng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng cận nhiệt đới với độ cao lên đến 1700m. Dưới đây là một vài đặc tính thực vật của cây ổi mà bạn nên tham khảo nếu muốn trồng tại nhà.
Rễ cây ổi: Rễ ổi thuộc loại rễ cọc, do đó chúng rất dễ thích nghi với độ ẩm trong lòng đất. Trời hạn là thời điểm mà loại cây này phát triển nhanh nhất, rễ của chúng có thể ăn sâu vào lòng đất từ 3 đến 4 m, thậm chí là hơn. Ngược lại, vào mùa mưa, mực nước ngầm dâng cao, rễ ổi sẽ tự động đâm ra vài rễ mới trồi lên mặt đất để không bị ngạt.
Thân cây: Thân cây ổi thường nhẵn, có màu xám xanh, chiều cao trung bình khoảng từ 4 đến 6 m, trong điều kiện tốt hơn sẽ đạt đến 10 m. Càng già, thân cây càng lớn, đường kính tối đa là 30 cm và lớp vỏ xám xung quanh cũng bắt đầu tróc, lộ ra mảng mới có màu hơi xanh.
Lá cây ổi: Lá ổi là loại lá đơn, mọc đối nhau và thường không có lá đi kèm. Phiến lá có hình bầu dục, màu xanh bên trên bao giờ cũng đậm màu hơn bên dưới. Với những lá ổi còn non, đường viền lá của chúng có màu hồng tía, kéo dài từ đỉnh lá đến tận cuống.
Hoa ổi: Hoa ổi có màu trắng, mọc thành chùm và rất dễ rụng nên chúng thường ẩn dưới lá. Vì hoa lưỡng tính nên có thể vừa thụ phấn chéo hoặc tự thụ phấn.
Quả ổi: Tùy vào từng giống ổi mà khi kết trái chúng sẽ có những hình dạng khác nhau, có quả hình tròn, hình trứng, song cũng có quả tương tự như trái lê. Ổi khi chín thường có mùi thơm rất đặc trưng, vỏ màu xanh hơi ngả vàng, thịt bên trong màu đỏ, trắng hoặc ửng vàng, ăn vào có vị chua chua ngọt ngọt.
Mặc dù giá thành của loại quả này trên thị trường không cao, nhưng nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên rất được săn đón. Một vài nghiên cứu khoa học chỉ ra, lượng vitamin C có trong ổi cao hơn gấp 4 lần so với quả cam. Nhờ đó, thường xuyên sử dụng ổi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, đẹp da.
Lá ổi trị tiểu đường
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh tiểu đường là do insulin trong máu quá ít, không đủ để làm giảm glucose về mức bình thường. Lượng đường này nếu dư thừa trong thời gian quá dài sẽ gây ra hiện tượng glycate, từ đó dẫn đến một loạt những biến chứng cho cơ thể như: suy thận, suy gan, suy tim,...
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong lá ổi có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: tanin vị chát, tinh dầu, dl-limonen, polyphenol, saponin, sitosterol, axit maslinic, axit guijavalic,... Trong đó, đặc biệt nhất là hợp chất flavonoid, một thành phần có tác dụng trong việc hạ đường huyết ở người đái tháo đường.
Bên cạnh đó, quả ổi tươi cũng chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp hạ đường một cách an toàn đối với người bị tiểu đường. Ngoài ra, trong quả ổi còn chứa rất nhiều vitamin, đồng, sắt, mangan,... có lợi cho sức khỏe của nhiều người. Như vậy có thể khẳng định, không chỉ riêng quả ổi mà lá ổi trị tiểu đường là điều hoàn toàn có thể.
Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, lá ổi còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời khác như: giảm cân, trị mụn, trị tiêu chảy, hôi miệng, ngăn ngừa hói đầu,... Trong trường hợp phụ nữ mang thai hoặc cho con bú muốn sử dụng loại lá này như một bài thuốc chữa bệnh thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.
Bài thuốc độc đáo chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi
Bài thuốc 1: Sử dụng lá ổi non
Lấy 100 gram lá ổi non, rửa sạch và nấu nước uống hàng ngày. Cách này không chỉ giúp hạ đường huyết tốt mà còn có được giấc ngủ ngon. Lưu ý, đối với lá ổi già, bạn chỉ nên dùng 30 gram để sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Lá ổi non, sa kê, đậu bắp tươi
Chuẩn bị 50 gram lá ổi non, 100 gram lá sa kê, 100 gram đậu bắp tươi, rửa sạch và cho vào nồi cùng 500 ml nước. Đun lửa lớn đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ lại, để chừng 5 - 7 phút cho lá ra nước thì tắt bếp. Nước này nên uống khi còn nóng để có thể phòng và chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bài thuốc 3: Lá ổi non, bạch quả và râu ngô
Ở bài thuốc này bạn cũng chuẩn bị 15 gram lá ổi non, 15 gram bạch quả, 30 gram râu ngô, rửa sạch và cho tất cả vào nồi nấu lấy nước uống. Nếu không thích dùng nóng, bạn có thể để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Lưu ý, chỉ dùng trong ngày, không nên để qua hôm sau.
Bài thuốc 4: Lá ổi, dây thìa canh
Bản thân dây thìa canh đã có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, khi kết hợp với lá ổi sẽ càng mang lại hiệu quả lớn hơn. Nguyên liệu chuẩn bị cho bài thuốc này gồm 15 gram lá ổi và 15 gram dây thìa canh, sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi đun chắt lấy nước uống.
Bài thuốc 5: Ăn sống lá ổi non
Lá ổi trị tiểu đường bằng phương pháp này rất đơn giản, hiệu quả cũng chẳng kém cạnh so với những bài thuốc ở trên. Bạn hái một nắm lá ổi non, ăn kèm hoặc chế biến cùng với những thực phẩm khác, cách này không chỉ giúp tăng thêm hương vị mà còn cân bằng được lượng đường trong máu.
Bài thuốc 6: Uống nước ép quả ổi tươi
Tương tự như lá ổi, quả ổi tươi cũng chứa một số thành phần giúp cân bằng đường huyết, do đó dùng ổi tươi ép lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Lưu ý, tuyệt đối không dùng vỏ ổi để ép nước uống, chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột. Bên cạnh đó, với những người đang bị táo bón cũng nên hạn chế sử dụng loại trái cây này.
Lá ổi trị tiểu đường là một trong những bài thuốc dân gian an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Điều trị tiểu đường là một quá trình lâu dài, do đó bạn cần kiên trì sử dụng, đồng thời kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.