Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng: Kinh nguyệt thực sự là một cách giải độc rất hiệu quả cho cơ thể phụ nữ.
Các nhà khoa học đến từ Đại học California tại Berkeley, Mỹ chia sẻ rằng, kinh nguyệt giống như một phương pháp "giải độc". Khi các niêm mạc tử cung bong ra, nó cũng loại bỏ các mầm bệnh, góp phần tẩy sạch khu vực âm đạo bằng các tế bào miễn dịch.
Trong giai đoạn này, phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt thay đổi về thể chất và tâm lý nên nhu cầu ăn uống cũng thay đổi.
Mướp đắng được coi là thực phẩm tốt cho phụ nữ trong ngày "đèn đỏ". Nó rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin C, vitamin B, chất xơ, canxi, sắt... Có tác dụng hạ đường huyết, giảm cân, thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng và nâng cao khả năng miễn dịch.
Theo các lương y, trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi.
4 "món quà" sẽ tự nhiên xuất hiện nếu phụ nữ ăn mướp đắng trong ngày kinh nguyệt
1. Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt: Nghiên cứu cho thấy mướp đắng có tác dụng chống viêm, giảm đau nhất định, có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như đau ngực và đau bụng.
2. Điều hòa lượng đường trong máu: Mướp đắng được sử dụng rộng rãi để kiểm soát lượng đường trong máu vì chúng giúp cải thiện độ nhạy insulin. Cơ thể người phụ nữ có hàng loạt thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể khiến lượng đường trong máu dao động, vì vậy mướp đắng là một sự lựa chọn phù hợp.
3. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa: Mướp đắng rất giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột và giảm táo bón. Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy... nên ăn mướp đắng với liều lượng hợp lý để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4. Thúc đẩy giảm cân: Nước ép mướp đắng nhiều chất xơ, ít calo vì thế nó thúc đẩy giảm cân. Nó cũng ức chế sự phát triển và tăng sinh của các tế bào mỡ, chịu trách nhiệm lưu trữ chất béo trong cơ thể.
Những người thích hợp để ăn mướp đắng
Mặc dù mướp đắng có thể được tiêu thụ trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng liều lượng nhiều bao nhiều còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nhìn chung, những nhóm người sau đây thích hợp ăn mướp đắng hơn:
1. Phụ nữ có triệu chứng rõ ràng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
2. Người có lượng đường huyết không ổn định.
3. Người có chức năng tiêu hóa yếu.
Ngoài mướp đắng, còn có những thực phẩm khác thích hợp dùng trong thời kỳ kinh nguyệt bao gồm:
1. Rau và trái cây có lượng calo vừa phải, chẳng hạn như rau bina, chà là đỏ...
2. Thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá và các sản phẩm từ đậu nành.
3. Thực phẩm chứa sắt và vitamin C có thể giúp bổ sung huyết sắc tố, chẳng hạn như các loại rau lá xanh, chanh...
Trong thời kỳ kinh nguyệt, ăn mướp đắng điều độ tốt nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi người lớn khỏe mạnh có thể ăn 2 quả/ngày, nhưng không nên ăn quá 4 lần/tuần.
Dù mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc hạ đường huyết thì việc ăn mướp đắng có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn cho phép, gây hại cho sức khỏe.
Không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể dẫn đến phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.