Một số bà bầu bị căng tức bụng dưới trong quá trình mang thai. Bình thường thì hiện tượng này là bình thường vì thai đang lớn dần khiến tử cung và dây chằng của các mẹ đang giãn ra, nội tạng cũng liên tục chuyển động, ngoài ra căng tức bụng dưới cũng có thể do chịu ảnh hưởng của quá trình ốm nghén. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bà bầu bị cứng bụng dưới lại là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng sức khỏe mà các mẹ đang gặp phải mà không để ý (dù khá hiếm). Tham khảo những thông tin trong bài viết để giải mã về dấu hiệu bà bầu bị tức bụng dưới của bản thân, biết được khi nào cần phải gặp bác sĩ cũng như các biện pháp làm giảm cơn đâu hiệu quả và an toàn nhất nhé.
Tìm hiểu về hiện tượng bà bầu bị căng tức bụng dưới
Một số nguyên nhân không gây hại khiến bà bầu tức bụng dưới
Những nguyên nhân liệt kê dưới đâu hầu như là các thủ phạm phổ biến nhất khiến các bà bầu bị căng tức bụng dưới trong suốt qua trình mang thai.
Tử cung đang phát triển
Patrick Duff, giáo sư sản khoa và khoa sản tại Đại học Florida tại Gainesville nói: "Tử cung sẽ mở rộng dần trong suốt quá trình mang thai để có không gian nuôi dưỡng thai nhi của bạn, nên nó sẽ chèn lên ruột của bạn và dẫn tới cảm giác buồn nôn, và bà bầu bị căng tức bụng dưới".
Giải pháp giải quyết vấn đề này thì các mẹ chịu khó ăn thành nhiều bữa hơn, mỗi bữa thì ăn ít hơn bình thường, tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe, đi vệ sinh thường xuyên để giảm căng thẳng ở bụng của bạn.
Bà bầu căng tức bụng dưới do đau dây chằng
Tiến sĩ Duff nói: "Khi tử cung mở rộng, nó cũng sẽ kéo căng các dây chằng lớn ở trước bụng, và bao quanh hông. Các bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái và căng tức bụng dưới, cảm giác sẽ càng rõ nét khi bạn đổi vị trí đột ngột. Bà bầu căng tức bụng dưới do dây chằng sẽ thể hiện rõ nhất trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai và sau đó sẽ giảm dần, nhưng nếu các mẹ vẫn thấy quá khó chịu thì hãy đến khám bác sĩ và xin thuốc uống giảm đau phù hợp nhé.
Táo bón và xì hơi, nguyên nhân gây ra căng tức bụng dưới ở bà bầu
Tình trạng táo bón và bị xì hơi thường xuyên thật không may lại là một phần không thể thiếu của quá trình mang thai. Progesterone, một hóc môn tăng lên trong quá trình mang thai, làm chậm toàn bộ đường tiêu hóa của bạn, khiến cho thực phẩm tiêu hóa lâu hơn, khó tiêu cũng như khiến mẹ bầu bị táo bón, làm căng tức bụng dưới.
Để chống táo bón, các mẹ cố gắng uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Nếu không giải quyết được vấn đề này, các mẹ có thể cần thuốc được chỉ định từ bác sĩ.
Các cơn gò sinh lý Braxton Hicks khiến bà bầu căng cứng bụng dưới
Tiến sĩ Duff nói: "Các cơn gò co thắt Braxton Hicks không liên quan đến sự giãn nở cổ tử cung. Chúng có thể gây cảm giác khó chịu, nhưng hoàn toàn lành tính."
Khi bà bầu bị cứng bụng dưới trong quá trình mang thai, nhiều người lo rằng đây là dấu hiệu sinh sớm, các mẹ có thể dễ bị sinh non nhưng các mẹ cần phân biệt rõ giữa cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Các cơn gò chuyển dạ sẽ chuyển sang các cơn đau dồn dập và gần nhau, kèm theo có chảy máu thì cần đi đến bệnh viện. Còn các mẹ vẫn có thể nói chuyện, xem phim, hoặc tiếp tục làm dở việc thì có lẽ các cơn co thắt không thật sự quá đau.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra cơn gò sinh lý Braxton Hicks khiến bà bầu bị căng tức bụng dưới đó là các mẹ bị mất nước, do đó hãy chắc chắn uống nhiều nước trong suốt quá trình mang thai. Nếu các cơn co thắt này vẫn cứ kéo dài, cũng như bạn không chắc chắn được đây là gò sinh lý hay chuyển dạ thì hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc đi bệnh viện sớm nhé.
Những trường hợp khiến bà bầu bị căng tức bụng dưới nguy hiểm trong thai kỳ
Nhiều phụ nữ đang mang thai khỏe mạnh nhưng vẫn có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng khi bị tức bụng dưới kèm theo các dấu hiệu chảy máu, đau dữ dội, sốt và rối loạn thị giác.
Có thai ngoài tử cung
Theo nhật báo Dimes, thai ngoài tử cung hay trứng làm tổ trong ống dẫn trứng, xuất hiện ở 1 trong 50 trường hợp mang thai. Trong trường hợp không có thai ngoài tử cung, bà bầu có thể đau dữ dội và chảy máu giữa kỳ tuần thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ, vì ống dẫn trứng sẽ trở nên phồng lên kèm theo bị căng tức bụng dưới khiến nhiều mẹ lo lắng.
Phụ nữ có nguy cơ cao về thai ngoài tử cung bao gồm những người đã có thai ngoài tử cung trong quá khứ, hoặc đã phẫu thuật ống chậu, bụng, ống dẫn trứng, và những người bị lạc nội mạc tử cung, thắt ống dẫn trứng, đã sử dụng cụ tránh thai (IUD) tại thời điểm thụ thai, hoặc nhiễm trùng vùng chậu. Tử cung có hình dạng bất thường và sử dụng các kỹ thuật sinh sản nhân tạo cũng làm tăng nguy cơ này nên các chị em cần nắm rõ để việc mang thai không xảy ra ngoài ý muốn.
Thai ngoài tử cung gây nguy hiểm rất lớn cho người mẹ và cần điều trị ngay. Theo bác sĩ Linda Chambliss, chuyên gia sản khoa tại trường St. Joseph's, nếu các chị em nghi ngờ mình có thai, mà lại thấy đau tức bụng dưới thì nên đi đến bệnh viện khám và siêu âm ngay để xem trứng đã vào tử cung làm tổ hay chưa nhé.
Hư thai
Tiến sĩ Duff cho biết, khi bà bầu bị cứng bụng dưới, căng tức bụng dưới trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, kèm theo chảy máu và chuột rút thì cần đi khám bác sĩ ngay. Tỉ lệ sảy thai trong thời điểm này chiếm tới 15-20%.
Sinh non
Các bà bầu căng cứng bụng dưới trước tuần 37 với các cơn gò thắt liên tục kèm theo triệu chứng đau lưng thường xuyên, có thể các mẹ sẽ rất dễ sinh non. Các cơn co thắt này có thể có hoặc không kèm theo rò rỉ chất dịch âm đạo hay máu. Nhìn chung, vào thời điểm nhạy cảm gần sinh này, các mẹ nên thật cẩn thận đi khám và xin ý kiến của bác sĩ dù rằng nó có thể chỉ là báo động giả của các cơn gò sinh lý.
Bong nhau thai
Nhau thai cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé của bạn nhưng có thể có biến chứng nguy hiểm khi nhau thai tách khỏi thành tử cung khiến bà bầu bị căng tức bụng dưới kèm theo đau bụng trầm trọng. Bụng bà bầu trở nên căng cứng, có thể bị ra máu đỏ đậm mà không có cục máu đông. Trong trường hợp nguy hiểm nhất là phải mổ gấp để cứu thai. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này bao gồm những người có tiền sử phá thai nhau thai, hoặc bị huyết áp cao, tiền sản giật, và chấn thương vùng bụng.