Thiếu máu có nghĩa là: Bạn có ít hồng cầu hơn bình thường; hoặc là bạn có ít hemoglobin hơn bình thường trong mỗi hồng cầu.
Cả hai trường hợp này đều khiến lượng oxy trong máu bạn giảm đáng kể. Điều này khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, yếu hơn và thở dốc.
Nếu không cung cấp đủ chất sắt, lượng chất sắt dự trữ sẽ giảm dần. Nếu thiếu sắt liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh thiếu máu.
Thực phẩm chứa nhiều sắt nhất là các sản phẩm từ động vật - chủ yếu là thịt đỏ. Bên cạnh đó cũng phải cung cấp cho cơ thể một tỷ lệ lượng sắt nhất định đến từ thực vật.
Các nguồn sắt bao gồm:
Thịt đỏ và thịt gia súc
- Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thận, gan, tim (chú ý phụ nữ mang thai nên tránh gan).
- Cá và động vật có vỏ - ví dụ như cá mòi, cá mập, cua, cá cơm, tôm, trai.
Trứng:
Trứng là nguồn cung cấp sắt nhiều cho cơ thể, là nguồn thực phẩm dễ kiếm mà chúng ta nên tận dụng.
Các sản phẩm từ ngũ cốc và hạt:
- Ví dụ như bánh mì, bánh gạo, bánh bắp ngô, bánh yến mạch, bánh mỳ lúa mạch đen.
Các loại hạt như đậu phộng, quả óc chó, óc chó, hạt vừng,... cũng vô cùng có ích cho người thiếu máu.
Các loại rau lá xanh:
- Bông cải xanh, rau bina, cải xoong, cải xoăn.
- Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu chickpeas, đậu đen mắt, đậu thận.
Các loại quả khô:
Các loại quả như nho khô, mơ, mận, nho, quả sung cung cấp nhiều chất sắt cần thiết cho cơ thể.
Mẹo nhỏ cho người thiếu sắt khi ăn uống:
Kết hợp vitamin C và thực phẩm chứa sắt sẽ giúp hấp thụ chất sắt hiệu quả hơn. Chế độ ăn nhiều rau và hoa quả kết hợp một ly nước cam sẽ là bữa ăn hoàn hảo.
Bữa ăn chứa thịt cũng có thể giúp hấp thụ chất sắt từ các nguồn không phải là động vật.
Tránh uống trà khi ăn vì điều này có thể làm giảm lượng chất sắt được hấp thụ.