Phụ Nữ Sức Khỏe

Không chủ quan với bệnh cúm mùa

Hàng năm, cứ đến mùa Đông Xuân là các bệnh truyền nhiễm liên quan đến hô hấp lại nổi lên như là có lịch hẹn trước.

Hình minh họa

Cùng với các đợt gió mùa Đông bắc đầu mùa tràn về (với Miền Bắc) và các cơn mưa đầu mùa vào cuối Xuân (với Miền Nam) là mùa của một căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp rất phổ biến và khá nguy hiểm. Đó là bệnh cúm mùa (khác với bệnh cúm gia cầm).

Nói về bệnh cúm mùa khá nhiều người trong chúng ta sẽ chủ quan cho rằng căn bệnh khá nhẹ và không có ảnh hưởng trầm trọng tới sức khoẻ.

Tuy nhiên, một căn bệnh mà chúng ta nghĩ đơn giản vậy đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người do các biến chứng của bệnh trong đó có hàng trăm ngàn trẻ em đặc biệt dưới 5 tuổi và người cao tuổi (trên 65).

Chuyên gia y tế dự phòng Nguyễn Tuấn Hải cho rằng, nhóm người có bênh nền như tiểu đường, tim mạch, bệnh mạn tính như hen xuyễn hoặc nhóm phụ nữ có thai cũng là những nhóm người hay gặp các biến chứng năng do bệnh cúm gây ra.

Một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng để lại một hậu quả nặng nề cho cá nhân, xã hội, cộng đồng, ngành y tế, doanh nghiệp khi mà cứ đến mùa nhiều bậc cha mẹ phải nghỉ ở nhà chăm con ốm do mắc cúm, nhiều công sở hoặc nhà máy thiếu nhân lực do nhiều người phải nghỉ do cúm mùa.

Các cơ sở y tế đôi khi bị quá tải khi số bệnh nhân cần chăm sóc đột ngột tăng cao. Theo thống kê vào năm 2016, tại Việt Nam có tới gần 300,000 trường hợp phải nhập viện do nhiễm trùng hô hấp do mắc cúm

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phòng tránh. Chúng ta đều biết khi có người mắc cúm là cần cách ly, làm sạch môi trường, khẩu trang. Tuy nhiên, đó chưa phải là các biện pháp triệt để. Phòng bệnh bằng vắc-xin mới là biện pháp hữu hiệu, an toàn nhất.

Bệnh cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và nó lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm "mới") nhưng theo quy luật nhất định về di truyền. Vì mỗi năm chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc-xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từ lâu thiết lập các trạm "quan trắc" vi rút cúm mùa trên khắp Thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác đinh vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu…) để từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa Đông xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa Đông xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).

Từ việc xác lập được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc-xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4-5 hàng năm).

Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu cũng như cần tiêm đúng vắc-xin theo mùa đã được khuyến cáo.

Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên mùa cúm ở Miền Bắc và Miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian nhưng vì chúng ta nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, chúng ta nên tiêm đúng chủng loại vắcin Bắc bán cầu mùa năm…. (ví dụ 2023-24) tức là bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau. Bây giờ chúng ta đã hiểu vắc-xin cúm mùa nghĩa là mùa nào thì có vắc-xin chủng đó tức là mùa nào thức đó.

Theo PV/Tổ Quốc

Tin liên quan

Dấu hiệu này khi đánh răng có thể cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ, nhiều người chủ quan bỏ qua...

Nếu bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển đến mức này, nó có thể dẫn đến suy gan - và...

4 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nhồi máu não, có một cũng cần cẩn thận

Nhồi máu não là bệnh lý mạch máu não phổ biến do tắc nghẽn mạch máu não và có thể...

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt chết sau vài ngày tự rạch mụn

Sau 5 ngày tự rạch mụn cơm ở ngón chân, người phụ nữ ở Hà Nội bị cứng hàm, viêm...

Tự điều trị ung thư bằng thuốc nam, bệnh từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 4

Dù được chẩn đoán ung thư thanh quản ở giai đoạn sớm nhưng bệnh nhân từ chối đều trị, về...

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh: Hiếm gặp nhưng gây tử vong nhanh

Sốt xuất huyết (SXH) ở trẻ sơ sinh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây tử...

Mối nguy chết người vì loại thuốc nhỏ mũi nhầm tưởng vô hại

Mỗi lần nhỏ mũi 1-2 giọt, ngày vài ba lần, nhiều người không nghĩ lượng thuốc nhỏ xíu lại...

Gần 70.000 ca mắc tay chân miệng

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần 33/2023 (từ ngày 14/8-20/8), cả nước ghi nhận 5.727 trường hợp...

Tin mới nhất

Phụ nữ ngực to có nội tiết tốt hơn? Bác sĩ tiết lộ đây mới là thứ dễ khiến "cặp...

1 ngày trước

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

1 ngày 18 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

1 ngày 18 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

1 ngày 19 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

1 ngày 19 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

2 ngày trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

2 ngày 12 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

2 ngày 12 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

2 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình