Phụ Nữ Sức Khỏe

Điều hòa phả gió nhưng chẳng hề mát hãy làm theo cách này đảm bảo 'lạnh teo' ngay lập tức mà chẳng cần gọi thợ

Bật điều hòa nhiệt độ thấp nhất, quạt kêu to đùng nhưng phòng không mát thì hãy thử ngay cách sau cực đơn giản mà chẳng cần gọi thợ kiểm tra.

Đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng điều hòa vẫn bật nhưng chẳng làm mát được nhà bạn khiến bạn cực kì khó chịu khi phải vật lộn với cái nóng buổi trưa. Vậy hãi cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến điều hòa không làm mát được không khí

Lý giải về điều này, các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật lâu năm cho biết, nguyên nhân chính khiến điều hòa chạy nhưng không mát là do bộ phận lưới lọc điều hòa lâu ngày không được làm sạch. Bụi bẩn bám chặt vào lưới, cản trở quá trình lưu thông gió từ thiết bị tới không gian phòng.

Chủ một cửa hàng sửa điều hòa ở Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết khoảng 70% trường hợp điều hòa kém mát mà bên anh được thuê kiểm tra là do dàn nóng và dàn lạnh quá bẩn.

Ngoài ra, việc lưới lọc bị bẩn khiến công suất hoạt động của điều hòa tăng lên, làm tốn điện và gây ra tiếng ồn.

Ảnh minh họa: Internet

Theo một chuyên gia về đồ điện gia dụng, một nghiên cứu cho thấy điều hòa có thể giảm công suất 1% mỗi tuần do bụi bẩn bám vào lưới lọc. Lưới lọc bám đầy bụi có thể làm giảm lượng không khí lưu thông, chậm cung cấp khí mát. Điều này có thể khiến lượng điện tiêu hao tăng lên 5-15% so với khi mới lắp điều hòa.

Vì vậy, khi điều hòa không mát như ý muốn hoặc phát ra tiếng ồn lớn, điều đầu tiên cần làm là kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian sử dụng, bạn cũng có thể tháo lưới lọc ra để vệ sinh định kỳ

Cũng theo lời khuyên của các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật, đối với các hộ gia đình, nên vệ sinh tấm lọc điều hòa khoảng 3-4 tháng một lần nếu sử dụng điều hòa hàng ngày. Nếu tần suất sử dụng thấp hơn, có thể vệ sinh 6 tháng/lần.

Ảnh minh họa: Internet

Đối với các công ty, nhà hàng, cơ sở sản xuất... việc vệ sinh lưới lọc của điều hòa cần thực hiện thường xuyên hơn, 1 tháng/lần vì máy phải hoạt động tần suất cao hơn trong môi trường nhiều bụi bẩn hơn.

Cách vệ sinh  điều hòa tại nhà không cần gọi thợ

Trước khi vệ sinh điều hoà cần chuẩn bị:

Bơm tăng áp: Đây là máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên dàn nóng, lạnh. Chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu còn lại bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần. Bạn có thể dùng bình xịt kính hoặc bình tưới cây để thay thế.

Túi nilon: Các dịch vụ vệ sinh điều hoà thường dùng máng tôn hoặc túi hứng nước bẩn dài tương đương giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh. Bạn có thể dùng 1 túi nilon lớn hoặc chế áo mưa thành 1 túi lớn sao cho có thể chứa nước bẩn trong quá trình xối rửa.

Các vật dụng khác: Tua-vít; nước sạch; nước rửa chén hoặc chất tẩy rửa để lau chùi dàn lạnh; khăn sạch hoặc túi nilon ngăn nước bắn vào các bo mạch.

Ảnh minh họa: Internet

Cách vệ sinh điều hòa tại nhà:

Bước 1: Ngắt điện máy lạnh

Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy lạnh, bạn hãy ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh.

Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh

Trước tiên, bạn tháo quạt đảo gió, mở nắp máy lạnh theo chiều từ dưới lên trên và lấy tấm lọc bụi ra. Dùng tua vít tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh. Sau đó, bạn dọn dẹp bụi bẩn.

Bạn dùng túi vệ sinh bao toàn bộ thân máy. Kế tiếp, bạn dùng dung dịch vệ sinh máy lạnh làm sạch các bộ phận trong dàn lạnh như cánh quạt lồng sốc, bộ lọc không khí và các bộ phận khác.

Ảnh minh họa: Internet

Bước 3: Vệ sinh dàn nóng

Bạn tháo vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng, dùng vòi xịt để rửa lớp bảo vệ này. Kế tiếp, bạn vệ sinh cánh quạt và những góc bị bám bụi bên trong.

Sau khi đã xịt rửa các bộ phận dàn nóng, bạn dùng khăn khô lau sạch sẽ. Bạn không nên xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch, dễ dẫn đến hư hỏng.

Bước 4: Kiểm tra gas máy lạnh

Bạn sử dụng đồng hồ đo gas chuyên dụng để kiểm tra gas máy lạnh, xem ống dẫn có bị rò rỉ hoặc máy lạnh có sắp hết gas không. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy liên hệ đến cửa hàng uy tín để khắc phục kịp thời.

Bước 5: Lắp lại các bộ phận vào máy lạnh

Bạn cần chắc chắn rằng các bộ phận của dàn nóng và lạnh đều lau khô sạch sẽ thì mới lắp lại. Bạn thực hiện ngược lại với bước tháo ra.

Đối với dàn lạnh: Lắp tấm lọc bụi vào vị trí cũ cẩn thận tránh làm rách lưới. Tiếp đó, lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh theo chiều từ trên xuống dưới. Dùng tua vít vặn ốc cố định trên thân máy.

Đối với dàn nóng: Bạn lắp lại bỏ bảo vệ ở mặt trước sao cho các ngạnh trùng khớp với nhau.

Ảnh minh họa: Internet

Bước 6: Kiểm tra và vận hành máy lạnh

Bật cầu dao điện cho máy lạnh để hoạt động. Bạn đã hoàn tất quá trình vệ sinh máy lạnh khi thấy máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ.

Chi với cách vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản trên đây là bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà và không cần thợ rồi. Bạn đừng lười nhé, nếu không muốn máy lạnh dùng chưa bao lâu đã bị “lên đường”.

Bao lâu thì nên vệ sin điều hòa một lần?

- Tùy thuộc vào thời gian sử dụng và nhu cầu của mỗi gia đình mà thời gian giữa 2 lần vệ sinh điều hòa có sự khác biệt.

+ Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 – 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở điều hòa (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ cho máy hoạt động từ 6 - 8 tiếng/ngày.

+ Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình 3 tháng/lần hoặc khoảng 1- 2 tháng/lần nếu môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn.

+ Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Do tần suất hoạt động có thể lên đến 24/24 để phục vụ công việc, nên vệ sinh máy khoảng 1 tháng 1 lần.

Ảnh minh họa: Internet

 Ngoài ra bạn nên thực hiện cách vệ sinh điều hòa khi sản phẩm xuất hiện một trong những biểu hiện sau: 

+ Điều hòa kém mát, dẫn đến chạy mãi không ngắt.

+ Điều hòa chạy thổi ra hơi có mùi hôi khó chịu

+ Dàn lạnh điều hòa bị chảy nước khi chạy

- Khi đó bạn cần vệ sinh điều hòa để đảm bảo sản phẩm luôn hoạt động hiệu quả cũng như mang đến nhiều lợi ích như: Tạo không khí trong sạch, mát mẻ, tăng khả năng làm lạnh, tăng tuổi thọ điều hòa,...

Duy Ân (TH)

Tin liên quan

4 món đồ cũ vứt đi cũng đồng nghĩa vứt luôn tài lộc và may mắn, coi chừng gặp toàn...

Những đồ vật tượng trưng cho một phần may mắn trong nhà, gia chủ mà vứt đi coi chừng gặp...

Nồi nhôm thường được dùng để kho, đun nấu nhưng ít ai biết cách sử dụng dễ bị bào mòn:...

Nếu đang sử dụng nồi nhôm để nấu ăn hàng ngày, bạn hãy lưu ý những điều sau để sử...

Bàn thờ có 3 điều này gia chủ trúng số đổi đời may mắn liên tục, 2 điềm tán lộc...

Nếu trong nhà bạn xuất hiện 3 dấu hiệu đầu tiên vận may kéo tới liên tục, 2 dấu...

Kinh doanh thất bại liên tục, làm ăn ế ẩm quanh năm, xem ngay bàn thờ có những dấu hiệu...

Khi bài trí bàn thờ, nếu phạm phải những đại kỵ này sẽ làm gia chủ làm ăn khó khăn,...

Làm thế nào để phòng tránh các bệnh do máy điều hòa gây ra?

Bộ lọc điều hòa không khí bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau về sức...

5 loại cây cảnh VẬN KHÍ phừng phừng, hóa giải 'năng lượng xấu', thay đổi phong thủy và vận may,...

Để giúp cải thiện tài vận, thu hút tiền tài may mắn vào nhà, gia chủ đừng nên bỏ qua...

Tổ tiên nhắc nhở có những món đồ này dù cũ mèm, sử dụng chán chường cũng không nên vứt...

Trong phong thủy những món đồ dưới đây dù bạn không thích nó cũng đừng vứt đi hoặc cho tặng...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

7 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

7 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

7 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

7 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

9 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 11 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 11 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 2 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình