Nội dung bài viết
- 1. Những tác hại đáng sợ khi chăm sóc răng miệng không đúng cách
- 2. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách
- 2.1 Đừng quên đánh răng tối thiểu ngày 2 lần
- 2.2 Xỉa răng bằng chỉ nha khoa
- 2.3 Sử dụng nhiều loại kem đánh răng khác nhau
- 2. 4. Sử dụng nước súc miệng
- 2.5 Sử dụng chất fluoride
- 2.6 Không đổ lỗi cho bàn chải
- 2.7 Chú ý chăm sóc nướu răng
- 2.8 Sử dụng miếng cao su bảo vệ răng
- 2.9 Ngăn ngừa bệnh ung thư đường miệng
- 2.10 Thận trọng khi tẩy trắng răng
- 2.11 Thường xuyên gặp bác sĩ
Chăm sóc răng miệng là công việc hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc đúng chuẩn. Những sai lầm nhỏ khi vệ sinh răng miệng, lâu ngày cũng khiến cho răng kém chắc khỏe và yếu dần theo thời gian.
1. Những tác hại đáng sợ khi chăm sóc răng miệng không đúng cách
- Nếu bạn đánh răng quá nhiều và đánh răng quá mạnh sẽ làm tổn thương răng, nướu bị mài mòn và dễ bị kích ứng.
- Ngoài ra, sai lầm này còn khiến cho răng dễ bị sâu, viêm nướu, răng yếu dần, hư hỏng và cuối cùng là bắt buộc phải nhổ bỏ.
- Khi để thức ăn, vi khuẩn bám vào răng mà bạn không biết vệ sinh đúng cách thì sẽ dẫn đến vi khuẩn phát triển sinh sôi, viêm nướu nặng hơn, đau nhức, sưng tấy, hạn chế lưu thông máu,...
- Có một số nghiên cứu cho thấy, nếu bạn bị viêm nướu có nguy cơ cao mắc phải các bệnh như tiểu đường, tim mạch, viêm nhiễm mạch máu,...
- Các chất gây viêm ở nướu còn dẫn đến khả năng bị sưng não, giết chết tế bào não, là nguyên nhân gây ra đãng trí.
- Viêm tủy và sâu răng còn có thể dẫn đến bị áp xe, nhiễm trùng máu, thậm chí gây ra tử vong, rất nguy hiểm.
Bởi những hệ lụy này do sai lầm khi chăm sóc răng miệng như trên, chúng ta cần phải biết chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách
2.1 Đừng quên đánh răng tối thiểu ngày 2 lần
Việc thiết yếu trong khâu chăm sóc răng miệng tối thiểu đó là đánh răng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Bạn cần phải loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn từ thức ăn bám chặt vào răng. Đây là cách phòng tránh vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho răng, nướu. Chúng ta cần duy trì thói quen đánh răng ngày 2 lần, liên tục và đều đặn mỗi ngày.
Bạn cũng nên lưu ý rằng không chải răng quá mạnh và quá nhiều vì có thể làm tổn thương nướu và răng. Rất nhiều người có thói quen sai lầm đó là chải theo chiều ngang trong khi đó chải dọc mới là cách chải răng đúng chuẩn.
Khi chải răng bạn cũng cần chải hết các vị trí của răng, từ trong ra ngoài, mặt ngoài và mặt trong của răng cửa, răng hàm và đừng quên chải lưỡi.
2.2 Xỉa răng bằng chỉ nha khoa
Dùng tăm xỉa răng có lẽ là thói quen hầu hết của người Việt mà bạn không biết rằng xỉa răng bằng tăm lâu ngày dẫn đến lỗ chân răng to ra gây ảnh hưởng đến nướu và chân răng.
Các nha khoa khuyên rằng bạn nên dùng chỉ nha khoa để xỉa răng sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn bám vào răng mà không làm chân răng bị tổn thương.
2.3 Sử dụng nhiều loại kem đánh răng khác nhau
Mỗi loại kem đánh răng được làm từ những nguyên liệu khác nhau, vì vậy bạn nên thường xuyên thay đổi kem đánh răng để trải nghiệm các mùi hương khác nhau.
Hầu hết các loại kem đánh răng đều có công dụng làm trắng, làm sạch, giảm độ nhạy cảm của răng và giúp bảo vệ men răng. Tuy nhiên các bác sĩ nha khoa khuyên rằng chúng ra nên chọn loại kem đánh răng có fluoride và có tem chứng nhận ADA.
Ngoài ra, kem đánh răng còn tùy thuộc vào độ tuổi, nếu là trẻ em, cha mẹ nên chọn loại kem đánh răng không chứa fluoride hoặc hàm lượng fluoride ít hơn người lớn để phù hợp với trẻ em.
2. 4. Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng không chỉ giúp bạn thơm miệng hơn mà còn giúp cân bằng, ngừa sâu răng, viêm nướu hoặc giảm vôi, làm chậm quá trình hóa cứng của vôi.
Vì vậy bạn nên hình thành thói quen súc miệng sau khi đánh răng để chăm sóc răng một cách đầy đủ.
Dưới đây là một số thông tin trong nước súc miệng:
- Thành phần kháng khuẩn: Giảm viêm nướu, giảm vôi, hơi thở thơm mát.
- Chất fluoride giúp răng kháng sâu, ức chế vi khuẩn
- Muối làm se: Tránh hơi thở bị hôi nhưng chỉ có tác dụng ngắn nên bạn cũng đừng nên lạm dụng nước súc miệng nhé!
- Hoạt chất trung hòa mùi: Khiến cho các hợp chất gây mùi hôi khó chịu bị mất hoạt tính
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng ngày một lần sau khi đánh răng vào buổi tối thôi nhé!
2.5 Sử dụng chất fluoride
Các chất tinh bột, đường từ thức ăn hàng ngày làm cho vi khuẩn tạo ra các axit làm mòn khoáng chất bảo vệ bề mặt răng, từ đó gây sâu răng.
Chất fluoride đóng vai trò làm chậm quá trình hình thành và hoạt động của vi khuẩn, giúp bề mặt răng trở nên khỏe hơn, chống lại tác nhân gây hại.
Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều chất fluoride có thể làm cho răng bị thủng men răng, vì vậy bạn cần được bác sĩ tư vấn để sử dụng với hàm lượng hợp lý.
2.6 Không đổ lỗi cho bàn chải
Bạn đừng tin quá mức vào các loại bàn chải tự động vì chúng không khác với bàn chải thông thường là mấy.
Nếu bạn đổ lỗi cho bàn chải không chải tới được mọi ngóc ngách của răng miệng dẫn đến sâu răng thì có thể là do bạn chưa chải răng đúng cách mà thôi.
2.7 Chú ý chăm sóc nướu răng
Khi bạn chải răng theo chiều ngang khiến cho thức ăn bám ở kẽ răng, nướu răng khó làm sạch được vì vậy bạn cần chải theo chiều dọc để loại bỏ chúng một cách tối đa.
Vì một số vị trí của nướu răng như ở phần trong của răng hàm dưới vì vậy bạn cần phải chải kỹ hơn ở vùng này!
2.8 Sử dụng miếng cao su bảo vệ răng
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ với việc sử dụng một chiếc "áo giáp" cho răng nhưng đây chính là cách để bảo vệ răng của bạn khỏi các tác động bên ngoài. Nó thật sự hữu ích đối với người có tật nghiến răng khi ngủ, để tránh răng bị tổn thương.
Ngoài ra miếng cao su bảo vệ răng còn giúp bạn ngăn ngừa cơn đau nhức răng hàm và nướu răng, giữ cho hàm răng được sắc bén.
2.9 Ngăn ngừa bệnh ung thư đường miệng
Tình trạng mắc bệnh ung thư đường miệng ngày càng tăng trong đó có 75% do hút thuốc lá và uống rượu, 25% là do các tác nhân khác như vi - rút HPV lây nhiễm qua đường tình dục bằng miệng, ăn ít rau quả và phơi nắng quá nhiều.
Vì vậy, để phòng tránh bệnh ung thư đường miệng, mọi người nên hạn chế hoặc tránh uống rượu, hút thuốc lá, quan hệ tình dục an toàn, ăn nhiều rau củ quả.
2.10 Thận trọng khi tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng mang lại cho bạn sự tự tin hơn với hàm răng trắng bóng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là răng bạn cũng khỏe hơn.
Quá trình tẩy trắng răng sẽ làm mất men răng, hư nướu, tăng độ nhạy cảm của răng. Cách tốt nhất để giúp trắng răng an toàn đó là bạn nên sử dụng kem răng làm trắng răng.
2.11 Thường xuyên gặp bác sĩ
Bạn nên gặp bác sĩ nha khoa đều đặn 1 năm 1 lần để kiểm tra răng. Nếu có vấn đề về răng, các bác sĩ sẽ sớm có cách điều trị phù hợp, không để nặng thêm khó điều trị.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm sạch răng 1 - 2 lần 1 năm nhằm làm sạch các chất cặn bã hóa vôi dính chặt vào răng.
Trên đây là một số hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách mà ai cũng nên biết để có biện pháp chăm sóc răng miệng an toàn và hiệu quả.