Tương tự, cách chăm sóc mai sau Tết sẽ giúp cả gia đình biết chắc được cách trồng mai sau Tết, kỹ thuật chăm sóc hoa mai sau Tết ra sao, để lo cho cả gia đình. Mời các bạn cùng tham khảo.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng mai sau Tết
Cách trồng mai sau Tết không hề khó và cũng khá dễ thực hiện, chắc chắn sẽ khiến các gia đình không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Hiện có 3 hình thức trưng bày mai ngày Tết đó là:
- Để cây hoa mai trong chậu, trưng bày trong nhà.
- Để cây hoa mai trong chậu nhưng trưng bày ngoài trời.
- Để cây hoa mai trồng trên đất vườn gần nhà.
Mỗi loại hình thức trưng bày đều sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Cụ thể:
Với cây hoa mai để trong chậu và trưng bày trong nhà: Việc để lâu trong nhà không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, giảm quang hợp đồng thời giảm tưới cây, cây lại vừa tập trung hết dinh dưỡng để ra hoa và lá trong dịp Tết vừa rồi nên có thể nói cây hoa mai trồng chậu để trong nhà là loại yếu nhất. Do đó để chăm sóc cây mai vàng sau Tết khỏe mạnh thì các bạn phải đem chậu hoa mai trong nhà để ra ngoài trời, nên để chỗ bóng mát trước tránh việc cây quang hợp mạnh đột ngột, nhu cầu dinh dưỡng và nước tăng cao mà chưa đáp ứng được càng khiến cây yếu hơn. Khi mang cây ra ngoài thì tranh thủ ngắt hết hoa của cây luôn để khỏi tốn thêm dinh dưỡng nuôi hoa. Nhớ là ngắt hoa chứ không ngắt lá nhé.
Cây mai trồng chậu để trong nhà cần một thời gian hồi cây so với cây mai để ngoài trời. Ảnh: Internet
Với cây hoa mai vàng trồng chậu để ngoài trời hay trồng trên đất ngoài vườn thì cây sẽ khỏe hơn. Không cần phải chờ cây khỏe lại từ từ để ngoài nắng cho quen mà các bạn vừa tiến hành tưới nước đều đặn hàng ngày vừa có thể tiến hành ngắt hoa cho cây luôn.
Cách trồng lại cây mai sau Tết
Sau khi đem cây mai ra ngoài trời và tỉa bớt hoa của cây, các gia đình chú ý thực hiện những bước chăm sóc mai sau Tết như sau:
Tiến hành tỉa bớt cành cây mai vừa giúp cây không tốn dinh dưỡng lại tăng sáng và thoáng. Hơn nữa theo kinh nghiệm, như với cây đào, những cây tỉa cành, thì hoa sẽ mọc nhiều ở cành mới phát triển ra, những cành cũ từ năm trước không được tỉa sẽ ít xuất hiện hoa hơn hẳn.
Tỉa cành để cây mai nhanh mọc cành non mới. Ảnh: Internet
Cũng chú ý tiến hành bón phân vì cây hoa mai sau khi dồn hết dinh dưỡng ra hoa và lộc dịp Tết thì đây chính là thời điểm cây hồi và phát triển mạnh mẽ lại. Nếu chăm sóc tốt giai đoạn sau Tết này sẽ là một bước chuẩn bị tốt cho năm sau. Các bạn nhớ bón phân NPK, phân vi sinh đều đặn tháng 1 lần, duy trì từ tháng 2-tháng 5.
Từ tháng 6-tháng 9 cũng tiến hành bón phân nhưng giảm đạm và tăng lân hơn do lúc này bộ lá của cây mai vàng đã ổn định và chuyển sang lá già, cây chuẩn bị dồn dinh dưỡng để nuôi mầm hoa sắp nở. Nếu bón phân nhiều đạm dồn mọc lá thì hoa sẽ yếu và ít. Hơn nữa thời điểm này nếu trồng trong Sài Gòn mưa nhiều cây dễ bị bệnh nên các bạn chú ý theo dõi cây hàng ngày để dùng thuốc kịp thời.
Tiến hành bón phân, tưới nước cho cây mai đầy đủ. Ảnh: Internet
Từ tháng 10 âm lịch trở đi: Cây không còn phân tán dinh dưỡng để tập trung cho bộ lá nữa mà dồn sang phần hoa và nụ, nên giai đoạn này không cần phải bón đạm và lân nữa mà nên bón kali giúp cây thêm chất dinh dưỡng, kích thích ra hoa nhiều và đẹp hơn.
Lưu ý khi tiến hành chăm sóc cây mai sau Tết tại nhà
- Cây mai có một đặc điểm là sau khoảng 2-3 năm thì nên thay đất cho cây, nhất là với những cây trồng trong chậu giúp cây bổ sung thêm kali và đạm trong đất mới cũng như là cây phát triển vượt so với chậu cây thì sẽ phải thay.
- Khi thay thì đất trong chậu mới hoặc khu đất mới cần được đánh tơi xốp, thoáng khí, tưới nước đầy đủ nhưng nhớ không cần phải bón phân vì cây đang yếu, bộ rễ chưa thích nghi với môi trường gặp phân bón còn có thể khiến hỏng bộ rễ nữa đấy.
Hy vọng những kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai vàng sau Tết hữu ích với các bạn. Chúc các bạn chăm sóc những chậu mai vàng, cây hoa mai đẹp thành công, cây phát triển tốt sau Tết nhé.