Phụ Nữ Sức Khỏe

Hội chứng Sjogren là gì? triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Hội chứng Sjogren thường gây ra các triệu chứng như khô mắt và khô miệng. Chúng ta thường bỏ qua hội chứng này do những triệu chứng của nó quá đổi quen thuộc. Tuy nhiên, khi những triệu chứng khác như viêm thận, viêm phổi kẽ,... trở nặng có thể dẫn đến nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng Sjogren là gì?

 Bác sĩ nhãn khoa Henrik Sjogren. Nguồn: Internet

Hội chứng Sjogren là một căn bệnh được đặt theo tên của một bác sĩ nhãn khoa người Thụy Điển tên là Henrik Sjogren vào những năm 1930. Ban đầu, đây là một trong những bệnh về mô liên kết gây ra nhiều chứng viêm trên khắp cơ thể do “trục trặc” của hệ miễn dịch hoạt động để bảo vệ cơ thể. Điều cần thiết là cần phải nhận ra các triệu chứng sớm và điều trị thích hợp.

Các triệu chứng chính của hội chứng Sjogren

Khô mắt và khô miệng là triệu chứng chủ yếu của hội chứng Sjogren. Ảnh minh họa: Internet 

Miễn dịch thường phản ứng với tuyến lệ và tuyến nước bọt ở mí mắt trên, khiến nước mắt và nước bọt khó tiết ra ngoài, gây ra các triệu chứng khô mắt, khô miệng.

Các triệu chứng chính ban đầu là "khô mắt" và "khô miệng", cũng như "hội chứng Raynaud" mà các đầu ngón tay trở nên tái đi do nước lạnh hoặc bị lạnh. Một trong những tuyến nước bọt có thể gây ra chứng viêm và bị sưng lên là tuyến mang tai và tuyến dưới hàm.

Ngoài ra, còn kéo theo các triệu chứng khác như dễ mệt, đau khớp và nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, nó sẽ gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Khi tiến triển, nó sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi và thận, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đây là hội chứng cần phải trải qua thời gian dài để điều trị và được xem là một trong những bệnh khó chữa.

Khô mắt

 Triệu chứng của khô mắt do hội chứng Sjogren. Ảnh minh họa: Internet

Mắt dễ bị mỏi 

Cộm mắt 

Thường hay đỏ mắt

Nước mắt không rơi được ngay cả khi thấy buồn

Khô miệng

Triệu chứng của khô miệng do hội chứng Sjogren. Ảnh minh họa: Internet  

Không thể giải phóng nước

Thường xuyên uống nước trong bữa ăn

Thức ăn khó đi qua cổ họng

Khát nước và không thể tiếp tục trò chuyện

Sâu răng� (Nước bọt có tác dụng kháng khuẩn ngăn chặn sự phát triển của vi rút và vi khuẩn trong miệng. Nếu nước bọt không đủ và trở nên khô miệng thì sẽ rất dễ bị sâu răng).

Viêm khóe miệng

Các triệu chứng toàn thân

Hội chứng Sjogren có thể gây tê bì chân tay. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài các triệu chứng ở trên thì các triệu chứng toàn thân cũng có thể xuất hiện. Cũng có nhiều trường hợp gây ra các bệnh lý thần kinh ngoại biên như đau cơ, viêm đa khớp, đau đa khớp gây ra chứng viêm và những cơn đau ở nhiều khớp xương, viêm phổi kẽ* gây khó thở và ho, viêm thận gây làm suy giảm chức năng thận hoặc suy thận và các triệu chứng tê bì chân tay. Nếu những triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều hơn một lần, thì cũng có thể xuất hiện từng triệu chứng một hoặc có thể trở nên tốt hơn hoặc cũng có thể trở nên nặng hơn. Khi tiến triển, nó gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

* Tình trạng viêm xảy ra ở một mô được gọi là "kẽ" trong phổi

Ngoài ra, 30 - 40% bệnh nhân mắc hội chứng Sjogren mắc các bệnh về mô liên kết khác như viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ toàn thân.

Những người như thế nào dễ mắc phải?

 Phụ nữ chiếm tỉ số áp đảo, 90% trên tổng số những người mắc hội chứng Sjogren. Đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 50. Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù hội chứng Sjogren thường gặp ở những người ở độ tuổi 50 nhưng nó có ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Một đặc trưng của hội chứng này là phụ nữ chiếm tỉ lệ áp đảo, chiếm hơn 90% trên tổng số.

Khám hội chứng Sjogren

Có nhiều trường hợp dễ dàng bỏ qua do các triệu chứng như khô mắt và khô miệng quá quen thuộc nhưng nếu tình trạng khô mắt hoặc khô miệng kéo dài hoặc gây cản trở cuộc sống thường ngày thì đừng cứ để nguyên như vậy mà hãy đến khám tại khoa mắt, khoa tai mũi họng hoặc nha khoa. Nhân cơ hội đó, bạn hãy thử hỏi bác sĩ về hội chứng Sjogren này. Nếu bạn nghi ngờ mình có khả năng mắc hội chứng Sjogren thì hãy nhờ bác sĩ giới thiệu các bác sĩ chuyên môn về viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh mô liên kết.

Chẩn đoán và kiểm tra hội chứng Sjogren

Để chẩn đoán hội chứng Sjogren, người ta sẽ thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm mô bệnh học sinh thiết, kiểm tra lượng tiết nước mắt và nước bọt.

Xét nghiệm máu

Kiểm tra xem có các "tự kháng thể" phản ứng với các tế bào và mô bên trong cơ thể hay không.

Xét nghiệm mô bệnh học sinh thiết

Lấy mẫu các mô của tuyến lệ và tuyến nước bọt, quan sát dưới kính hiển vi để xem các tế bào miễn dịch có sự gia tăng quá mức hay không.

Kiểm tra lượng tiết nước mắt

Xét nghiệm Schirmer để kiểm tra lượng tiết nước mắt để chẩn đoán hội chứng Sjogren. Ảnh minh họa: Internet 

Kiểm tra mức độ tổn thương trên bề mặt mắt bằng xét nghiệm Schirmer hoặc độ khô của mắt. Trong xét nghiệm Schirmer, một tờ giấy lọc chuyên dụng có vạch chia cách nhau 1mm được đặt vào hai góc ngoài của cả hai mắt và đo xem tờ giấy đó sẽ bị ướt bằng nước mắt với độ dài là bao nhiêu trong vòng 5 phút. Nếu ngắn hơn 5mm thì được xem là bị giảm lượng tiết nước mắt.

Kiểm tra lượng tiết nước bọt

Người ta sẽ tiến hành xét nghiệm yêu cầu bệnh nhân nhai miếng gạc và cân lượng nước bọt được thấm hút vào miếng gạc. Trong 2 phút, nếu nó từ 2g trở xuống thì được xem là bị giảm lượng tiết nước bọt.

Phương pháp điều trị hội chứng Sjogren

Trong điều trị hội chứng Sjogren, người ta sẽ tiến hành liệu pháp đặc biệt đối với từng triệu chứng.

Khô mắt

Nhỏ thuốc nhỏ mắt nhiều lần trong ngày để cải thiện hội chứng Sjogren. Ảnh minh họa: Internet 

Nhỏ thuốc nhỏ mắt nhiều lần trong ngày để cải thiện trở ngại cho kết giác mạc mắt và khô mắt. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, hãy điều trị bằng phương pháp nút điểm lệ.

Khô miệng

・Cevimeline hydrochloride hoặc pilocarpine hydrochloride (cả hai loại đều là thuốc uống) 

Thuốc này có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết nước bọt. Ngoài ra, bởi vì nó cũng kích thích các mô tuyến khác ngoài tuyến nước bọt nên có thể gây ra các tác dụng phụ như "buồn nôn", "đánh trống ngực" và "đổ mồ hôi". Tuy nhiên, lượng thuốc sẽ được điều chỉnh để cân bằng giữa các tác dụng phụ và hiệu quả thuốc.

・ Mạch môn đông thang (thuốc đông y)

・ Nước bọt nhân tạo: Xịt trực tiếp vào miệng nhiều lần trong ngày. Nó có tác dụng giữ ẩm cho khoang miệng.

・ Gel giữ ẩm: Bôi lên miệng và lưỡi.   

Sưng tuyến nước bọt

Sưng tuyến nước bọt do hội chứng Sjogren. Ảnh minh họa: Internet 

Nếu tình trạng sưng tuyến nước bọt chẳng hạn như ở tuyến mang tai xảy ra nhiều lần thì sẽ tiến hành điều trị bằng cách sử dụng thuốc steroid hoặc thuốc kháng khuẩn nhóm Cephalosporin và làm sạch tuyến nước bọt.

Tổn thương mô

Nếu xảy ra bệnh lý thần kinh ngoại biên, viêm thận hay viêm phổi kẽ thì nên sử dụng thuốc steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa các triệu chứng.

Yumi (Dịch theo NHK)

Tin liên quan

4 loại trái cây là ổ chứa ký sinh trùng nguy hiểm, trước khi ăn bạn phải rửa thật cẩn...

Trái cây cung cấp cho cơ thể vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng với những loại trái cây này...

Triệu chứng “liệt dạ dày” - có thể là biến chứng không xác định của bệnh tiểu đường

Liệt dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng trong đó, yếu tố số 1 là bệnh...

Điều trị ung thư đại tràng bằng thuốc, tác dụng và tác dụng phụ của thuốc

Việc điều trị bằng thuốc ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên, thuốc trị ung thư đại tràng cho đến hiện...

Ung thư phổi: Những yếu tố gây bệnh tiềm ẩn trong cuộc sống bạn không ngờ tới

Ô nhiễm không khí, khói thuốc, rượu là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi nghiêm...

Ngoài SARS-CoV-2 và virus cúm, cần lưu tâm đến virus này ở trẻ

Theo dõi chặt chẽ nếu con bạn xuất hiện cảm lạnh thông thường vào mùa thu hoặc mùa đông này...

Nguyên nhân và cách phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, muốn bảo vệ sức khỏe tuyệt đối không...

Ung thư đại trực tràng hiện đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt của...

Bí ẩn ban đêm: Tại sao chúng ta thức dậy lúc 3 giờ sáng, khi đó cơ thể 'đang làm...

Điều gì đang xảy ra trong cơ thể bạn lúc 3 giờ sáng?

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

19 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

19 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình