Phụ Nữ Sức Khỏe

Hội chứng ruột ngắn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Hội chứng ruột ngắn là một trong những dấu hiệu thường gặp ở nhiều người. Nếu không phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về hội chứng này để nhận biết và điều trị kịp thời.

Hội chứng ruột ngắn là tình trạng liên quan đến sự hấp thu chất dinh dưỡng kém. Nó thường xuất hiện ở người đã bị loại bỏ ít nhất một nửa ruột non hoặc một phần của ruột già. Ngoài ra còn do ruột non bị hư hại đáng kể và nhu động ruột kém. Triệu chứng này có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng tùy thuộc vào sự hoạt động của ruột non.

hoi chung ruot ngan 1
Hội chứng ruột ngắn là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột ngắn

Nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột ngắn là do phẫu thuật loại bỏ một phần ruột non để chữa các bệnh lý liên quan đến đường ruột, thương tích hoặc dị tật bẩm sinh.

  • Một số trẻ được sinh ra với ruột non ngắn bất thường hoặc một phần ruột bị mất cũng. có thể dẫn đến hội chứng ruột ngắn. Ở trẻ sơ sinh triệu chứng này thường xuất hiện sau phẫu thuật điều trị viêm ruột hoại tử.
  • Ung thư và tổn thương ruột do điều trị ung thư.
  • Bệnh Crohn - một rối loạn gây viêm sưng và kích ứng bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa.
  • Thoát vị ngoài (lòi ruột bẩm sinh) xảy ra khi ruột đi ra khỏi cơ thể qua dây rốn.
  • Thoát vị trong khi ruột non di chuyển vào niêm mạc bụng.
  • Hẹp ruột khi một phần của ruột phát triển không hoàn thiện.
hoi chung ruot ngan 2
Người bệnh không nên chủ quan với hội chứng ruột ngắn mà cần phát hiện và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra - Ảnh minh họa: Internet
  • Tổn thương đường ruột do mất máu hoặc tắc mạch máu
  • Tổn thương ruột do chấn thương
  • Lồng ruột trong đó một phần của ruột già hoặc ruột non bị lồng vào nhau
  • Tắc ruột do phân su: khi phân đầu tiên của trẻ sơ sinh dày và chắc hơn bình thường chặn các hồi tràng.
  • Xoắn ruột do lượng máu cung cấp đến giữa ruột non bị cắt hoàn toàn
  • Thoát vị rốn khi ruột, gan hoặc các cơ quan khác đi xuyên qua rốn

Ngay cả khi một người không bị phẫu thuật, bệnh tật hoặc chấn thương cũng có thể làm ảnh hưởng đến ruột non.

Biểu hiện của hội chứng ruột ngắn

Triệu chứng dễ thấy nhất của hội chứng ruột ngắn là tiêu chảy và phân lỏng. Điều này làm cho cơ thể bị mất nước, suy nhược và giảm cân nhanh. Ngoài ra còn kèm theo các dấu hiệu khác bao gồm đầy hơi, chuột rút, cảm thấy mệt mỏi, ợ nóng, buồn nôn,...

hoi chung ruot ngan 3
Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của hội chứng này ở trẻ em là cơ thể cảm thấy mệt mỏi - Ảnh minh họa: Internet

Một số người cũng có nhiều khả năng bị dị ứng và nhạy cảm hơn với thực phẩm chẳng hạn như không dung nạp lactose.

Các biến chứng của hội chứng ruột ngắn là gì?

Hội chứng ruột ngắn có khả năng gây ra các biến chứng như sau:

  • Suy dinh dưỡng ở trẻ em
  • Viêm loét hệ tiêu hoá - loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng do axit dạ dày quá nhiều.
  • Gây sỏi thận
  • Vi khuẩn phát triển quá mức ở ruột non - đây là tình trạng số lượng vi khuẩn tăng lên bất thường ở ruột non.

Điều trị hội chứng ruột ngắn

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp này được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Bác sỹ kê đơn các loại thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng ruột ngắn, bao gồm:

hoi chung ruot ngan 4
Người bệnh không nên lạm dụng dùng thuốc tây quá nhiều vì có khả năng gây ra tác dụng phụ cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet
  • Thuốc kháng sinh: Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
  • Thuốc H2: thuốc chẹn thụ thể kiểm soát axit dạ dày tiết ra quá nhiều
  • Chất ức chế bơm proton: Kiểm soát bài tiết axit dạ dày quá nhiều
  • Các chất choleretic giúp cải thiện lưu thông mật và ngăn ngừa bệnh gan hiệu quả
  • Chất kết dính muối mật để giảm tình trạng tiêu chảy
  • Thuốc chống secretin: Giảm lượng axit dạ dày trong ruột
  • Muối teduglutide: Cải thiện sự hấp thu đường ruột

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị nhằm mục đích làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non. Theo các nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/2 số bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn lựa chọn áp dụng cách này để điều trị hiệu quả với những tác dụng cụ thể như:

hoi chung ruot ngan 5
Phương pháp phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân điều trị dứt điểm hội chứng này an toàn và hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
  • Ngăn ngừa sự tắc nghẽn và bảo vệ độ dài của ruột non.
  • Thu hẹp bất kỳ đoạn giãn rộng nào của ruột non.
  • Làm chậm thời gian cần thiết để thức ăn đi qua ruột non.
  • Điều trị dứt điểm và phục hồi nhanh. Một số trường hợp có thể mất khoảng vài năm phụ thuộc một phần vào phần ruột bị tổn thương là bao nhiêu và các cơ của ruột hoạt động tốt như thế nào.

Cấy ghép ruột

Cấy ghép ruột là phẫu thuật để loại bỏ ruột non bị bệnh hoặc tổn thương. Thay thế bằng một ruột non khỏe mạnh từ người hiến tặng.

Bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp này khi mà những phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc người bệnh gặp biến chứng đe dọa tính mạng từ dinh dưỡng do nuôi ăn trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, các biến chứng có thể xảy ra của việc cấy ghép ruột bao gồm nhiễm trùng và không tiếp nhận các cơ quan được cấy ghép.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng ruột ngắn

Người lớn nên bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Đặc biệt không uống các loại nước ngọt và các đồ uống chứa caffeine và nước muối. Trẻ em nên uống các dung dịch bù nước qua đường miệng - nước uống có chứa muối và khoáng chất để ngăn ngừa tình trạng mất nước như oresol,...

Nuôi ăn qua tĩnh mạch là phương pháp cung cấp chất lỏng, chất điện giải và vitamin, khoáng chất lỏng vào trong mạch máu thông qua một ống dẫn vào đường  tĩnh mạch (IV). Thủ thuật này được áp dụng khi bệnh nhân không có khả năng ăn uống bình thường.

hoi chung ruot ngan 6
Duy trì áp dụng chế độ dinh dưỡng theo sự chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị chứng ruột ngắn - Ảnh minh họa: Internet

Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa: phương pháp điều trị này cung cấp thức ăn dạng lỏng cho dạ dày hoặc ruột non thông qua ống cho ăn - một ống nhỏ và mềm đặt qua mũi hoặc miệng nối với dạ dày.

Bổ sung vitamin và khoáng chất áp dụng đối với những người khi ăn uống qua đường tĩnh mạch.

Chế độ ăn kiêng đặc biệt: bác sĩ chỉ định kế hoạch ăn kiêng cụ thể cho bệnh nhân bao gồm:

  • Ăn ít và chia bữa ăn ra làm nhiều bữa hơn
  • Tránh thức ăn có khả năng gây tiêu chảy nhất là thực phẩm giàu đường, protein và chất xơ
  • Hạn chế thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao

Một số lưu ý cho người mắc hội chứng ruột ngắn

  • Người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ đảm (thịt, các thực phẩm từ sữa, trứng, đậu phụ,…) và tinh bột có ít chất xơ như gạo trắng, mì ống, bánh mì trắng,…
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và thực phẩm chứa nhiều chất béo.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục tốt cho cơ thể và tâm lý. Đặc biệt phù hợp với thể trạng bản thân
  • Nên thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng về sau có thể xảy ra.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ những nguyên nhân cũng như cách thức điều trị hiệu quả hội chứng ruột ngắn. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng đúng cách để sức khỏe tốt hơn.

Kim Ngân

Tin liên quan

Đau bụng do viêm ruột thừa không chỉ là đau bên phải như nhiều người lầm tưởng

Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái, nằm ở vị trí ¼ bụng dưới bên phải,...

Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không và các phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm niêm mạc dạ dày là một trong những căn bệnh đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện...

Viêm niêm mạc dạ dày: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và chế độ ăn uống tốt cho sức...

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày là loại bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở tuổi...

Hội chứng sau cắt túi mật có nguy hiểm không?

Hội chứng sau cắt túi mật (PCS) là biểu hiện nhiều người thường gặp. Nó không chỉ ảnh hưởng trực...

Đừng chủ quan với bụi mịn trong không khí

Những tháng đầu năm 2019, hàng loạt đô thị lớn châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng lâm...

5 thói quen cần bỏ để "xua đuổi" bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh chứa nhiều biến chứng, gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt...

13 dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo ung thư thận ngầm phát triển mạnh mẽ

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận gần 2.400 ca mắc ung thư thận, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 55%,...

Tin mới nhất

Thường xuyên mang cơm trưa đi làm cần lưu ý những điều sau để không vô tình "rước họa vào...

9 giờ trước

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi ở TP.HCM: Nhiều trẻ dưới 24 tháng mắc bệnh, diễn biến phức...

9 giờ trước

19 học sinh nhập viện, nghi bị ngộ độc sau bữa ăn tập thể ở trường: Xét nghiệm ban đầu...

9 giờ trước

Vì sao cảm thấy mờ mắt sau khi ăn?

10 giờ trước

Bí quyết dưỡng thể trắng sáng, mịn màng nhờ retinol

10 giờ trước

Cô gái bị viêm não do lây nhiễm từ côn trùng thường gặp trong nhà

10 giờ trước

Ngủ ít hơn 7 giờ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào?

10 giờ trước

Những điều cần làm ngay khi bị tiền tiểu đường

13 giờ trước

Chuyên gia chia sẻ 12 mẹo tự nhiên giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV có hại trong ngày hè

14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình