Phụ Nữ Sức Khỏe

Hội chứng nguy hiểm khiến trẻ bỏ ăn

Theo Insider, việc trẻ bỏ ăn đôi khi không phải do chứng biếng ăn. Đó có thể là dấu hiệu trẻ bị mắc chứng rối loạn hạn chế tiếp nhận thức ăn.

Bỏ ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Ảnh: Healthline.

Tháng 9/2021, Vivi - một bé gái đang học lớp 6 (11 tuổi) - về nhà, nói với cha mẹ rằng bản thân sẽ không ăn ở canteen trường, do bạn học nói rằng đồ ăn tại đây có độc. Câu nói này tưởng chừng là trò đùa vô hại, nhưng đã gián tiếp khiến nỗi sợ của Vivi gia tăng mạnh mẽ trong học kỳ kế tiếp.

Sau đó, gia đình của Vivi bắt đầu chuẩn bị bữa trưa cho cô bé mang đến lớp, gồm những món là pho mát, bánh quy giòn Goldfish, đồ ăn nhẹ, trái cây. Tuy nhiên, Vivi thường về nhà với hộp cơm còn nguyên vẹn. Thậm chí, Vivi cũng cảm thấy khó chịu khi nhìn ai đó đang nhai một chút thức ăn.

Dấu hiệu của chứng rối loạn hạn chế tiếp nhận thức ăn

Lo lắng cho con, tháng 1/2022, Vivi đã được phụ huynh chuyển sang học trực tuyến. Song, tình hình vẫn không có tiến triển. Vivi lo lắng về việc nôn mửa và tiếp tục bỏ ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Cô bé chỉ ăn vài miếng gà chiên cốm, không thích trái cây và rau tươi; đồng thời, chỉ thấy thoải mái khi ăn đồ ngọt như kem và bánh.

Dần dần, tình trạng suy dinh dưỡng của Vivi trở nên nghiêm trọng. Ban đầu, bác sĩ chẩn đoán cô bé mắc chứng biếng ăn. Tuy nhiên, điều đó lại làm cha mẹ của Vivi cảm thấy lo lắng vì cô bé vẫn trông rất khỏe mạnh và thích ăn vặt.

Sau đó, gia đình đưa Vivi vào trung tâm điều trị. Lúc này, cô bé được chẩn đoán mắc chứng rối loạn né tránh/hạn chế tiếp nhận thức ăn (ARFID). Các bữa ăn tiếp đó, Vivi đã dùng bữa cùng bác sĩ trị liệu chứ không phải những bệnh nhân khác, vì cô bé không muốn ai nhìn thấy bản thân nôn mửa.

Kỹ thuật ở trung tâm điều trị là cố gắng để Vivi tự ăn càng nhiều càng tốt. Các bác sĩ sẽ cho cô bé ăn nhanh sau những bữa ăn Vivi không thể hoàn thành. Công nghệ này được sử dụng thủ công bằng ống thông mũi - dạ dày (NG), thức ăn theo đó sẽ được tự động bơm vào cơ thể trong khi Vivi ngủ.

Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con ăn uống khỏe mạnh. Ảnh: The Fish Site.

Quá trình điều trị vất vả

Quá trình điều trị của Vivi diễn ra đầy khó khăn. Cô bé đã nôn 3 lần trong khi ăn và bắt đầu từ chối thức ăn. Thông thường, mỗi khi bụng cảm thấy rất no, Vivi sẽ rút ống NG ra.

Trong 3 tháng rưỡi ở trung tâm điều trị, Vivi chỉ tăng 3,6 kg. Cô bé thừa nhận ghét việc bịt miệng khi sắp nôn và cảm giác thiếu kiểm soát.

Tháng 8/2022, một chuyên gia về rối loạn ăn uống đã xác nhận Vivi mắc chứng emetophobia (hội chứng sợ nôn). Anh ấy nhận định hội chứng emetophobia là nguyên nhân cơ bản dẫn đến ARFID của Vivi.

Sau đó, Vivi đã được tư vấn và thực hiện một ít liệu pháp phơi nhiễm. Cụ thể, khi xem một đoạn phim hoạt hình về chiếc ôtô bị ném lên trời, Vivi đã bỏ cuộc sau một tháng vì quá mệt với việc điều trị. Thời điểm đó, dù sở hữu chiều cao lên đến 170 cm, Vivi chỉ nặng khoảng 36 kg.

Đầu năm 2023, gia đình đưa Vivi đến nơi điều trị mới và tình hình đã chuyển biến tích cực hơn. Tại đây, Vivi thân thiết với một y tá và làm quen dần với ống NG. Cô bé vẫn tiếp tục thực hiện thêm một số liệu pháp tiếp xúc để giúp điều trị ARFID và hội chứng emetophobia. Hiện tại, Vivi đã xem được phim hoạt hình có các nhân vật ném mọi thứ lên bầu trời.

Gần đây, gia đình của Vivi đã bắt đầu tháo ống cho ăn khi cô bé đạt 43 kg. Các bác sĩ nói rằng trong một điều kiện lý tưởng, cân nặng của em phải nằm trong khoảng 44-51 kg. Hiện tại, Vivi đã ăn được những bữa ăn bình thường (khoảng 2.000 calo mỗi ngày) từ thực phẩm như bánh mì và sữa chua.

Theo Minh Uyên/Zingnews

Tin liên quan

Đàn ông nếu phát hiện 3 dấu hiệu này hãy đi khám ngay kẻo ung thư tuyến tiền liệt, để...

Dưới đây là những triệu chứng có thể báo hiệu ung thư tuyến tiền liệt mà bạn không thể bỏ...

Thường xuyên đau đầu, người phụ nữ suýt mất mạng vì túi phình mạch não khổng lồ

Biến chứng nguy hiểm nhất của túi phình mạch máu não là túi phình có thể vỡ và gây ra...

Bà nội sinh con ở tuổi 51: Chuyên gia nói gì?

Bà nội của hai cháu 11 tuổi và 7 tuổi đã mang thai tự nhiên và hạ sinh một bé...

Bà nội ở Bắc Giang bỗng thấy trong bụng có gì đạp đạp, không ngờ mang bầu và sinh thường...

Khi thấy không có kinh nguyệt, người phụ nữ nghĩ mình đã mãn kinh, đến khi thấy trong bụng như...

Loạt "bí kíp" dạy con phòng tránh bị bắt cóc từ tiến sĩ giáo dục ở TPHCM

Nhiều người khăng khăng rằng nên cấm trẻ nói chuyện với người lạ, chỉ tiếp xúc với những người thân...

Kết hôn 3 năm nhưng vẫn chưa có con, bác sĩ tá hóa khi người phụ nữ 25 tuổi từng...

Tại cuộc gặp gỡ và khám bệnh, bác sĩ bất ngờ vì cô gái tiết lộ đã phá thai lên...

Bé sơ sinh bị ngộ độc thuốc trầm cảm từ mẹ

Qua khai thác tiền sử, mẹ bé đã điều trị trầm cảm 2 năm nay. Hiện sản phụ vẫn sử...

Tin mới nhất

Hướng dẫn vẽ chân mày cho người mới bắt đầu

12 phút trước

Công thức tẩy tế bào chết từ 3 thành phần này giúp trị tận gốc mụn đầu đen, dưỡng da...

12 phút trước

Tối nào cũng thực hiện đủ 5 bước này, bạn sẽ sở hữu làn da trắng mịn, căng mướt và...

13 phút trước

Những lưu ý quan trọng khi ăn cá rô phi để tránh gặp nguy hiểm!

14 phút trước

Một hoa hậu Việt từng được bình chọn đẹp nhất châu Á: Kết hôn khi đang đỉnh cao sự nghiệp,...

18 phút trước

Điểm danh những người đẹp Vbiz chuẩn bị chào đón "rồng con": Hội nhóc tỳ toàn con nhà gia thế,...

18 phút trước

Dương Mịch trở thành 'mục tiêu' bị chơi xấu trên khắp cõi mạng trong Cáp Nhĩ Tân 1944

19 phút trước

Dàn sao Vbiz xả ảnh nghỉ lễ: Bảo Anh khoe ảnh ái nữ lúc 5 ngày tuổi, Tim bù đắp...

19 phút trước

Sinh bệnh vì thói quen ngồi ì quá lâu, nằm giường ôm laptop

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình