Phụ Nữ Sức Khỏe

Cập nhật thông tin vụ 42 người trốn khỏi sòng bài ở Campuchia, bơi qua sông về nước

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 25-8, phóng viên nêu câu hỏi liên quan đến vụ 42 người Việt bỏ trốn khỏi sòng bài ở Campuchia, bơi qua sông về nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết ngay sau khi nhận được thông tin từ địa phương, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia làm việc với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị sớm điều tra làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên trong vụ việc xảy ra.

Đồng thời, đề nghị tăng cường kiểm tra, rà soát các cơ sở lao động, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những trường hợp sử dụng lao động bất hợp pháp, bảo vệ, giải cứu các trường hợp lao động người nước ngoài, trong đó có lao động người Việt Nam bị chủ sở hữu bóc lột; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam nhằm tăng cường biện pháp quản lý xuất nhập cảnh, việc đi lại tại khu vực biên giới đường bộ giữa hai nước để ngăn chặn, hạn chế tối đa các trường hợp xuất cảnh bất hợp pháp

Ngày 22-8 vừa qua, cảnh sát Campuchia đã bắt giữ quản lý nơi các công dân Việt Nam làm việc, làm thủ tục về nước cho 25 công dân khác cũng bị lừa sang lao động tại Campuchia, trong đó có 11 công dân Việt Nam đã được giải cứu từ cơ sở lao động này, bao gồm cả một công dân bị bảo vệ cơ sở bắt giữ trong khi cố tìm cách bỏ trốn vào ngày 18-8 vừa qua.

Lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ 42 người trốn chạy khỏi casino ở Campuchia về Việt Nam - Ảnh: VĨNH KỲ

Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao làm việc với và trao đổi với các cơ quan chức năng ở trong nước để xác minh thông tin và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân tiếp theo. Sức khỏe các công dân về nước ổn định và kết quả xét nghiệm cho thấy là đều âm tính với ma túy

Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia sẽ tiếp tục theo dõi sát vụ việc và phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và phía Campuchia xử lý các vấn đề liên quan đến vụ việc nói trên, kịp thời triển khai các pháp bảo hộ công dân cần thiết.

Trước đó, 42 công dân Việt Nam bỏ trốn khỏi sòng bài thuộc ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, bơi qua sông Bình Di, An Giang để về nước. Một người tử vong trong quá trình này, 1 người bị bảo vệ sòng bài giữ lại.

Về vấn đề bảo hộ công dân là các lao động bị lừa sang Campuchia làm việc trái phép, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết đây là vấn đề mà Bộ Ngoại giao hết sức quan tâm. Như báo chí Việt Nam và Campuchia vừa qua đã đưa tin, gần đây có tình trạng nhiều công dân Việt Nam bị lừa đảo, môi giới lao động trái phép sang Campuchia và gặp khó khăn trong quá trình lao động, làm việc.
 
Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương giáp biên giới với Campuchia, và phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để tiếp nhận thông tin, xác minh, triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân, kịp thời hỗ trợ các công dân gặp khó khăn, hoạn nạn. Vừa qua, đã cứu thoát và đưa về Việt Nam khoảng hơn 500 công dân về nước một cách an toàn và hỗ trợ thủ tục cho hàng ngàn công dân khác.

Trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ Công an đã triệt phá nhiều ổ nhóm, bắt giữ nhiều đối tượng đưa người đi lao động trái phép tại Campuchia và phát các cảnh báo công dân liên quan đến vấn đề này.

Trong quá trình triển khai công tác bảo hộ công dân, các cơ quan đại diện Việt Nam gặp một số vướng mắc. Trước hết, việc tiếp cận, hỗ trợ giải cứu cần sự tham gia vào hỗ trợ chặt chẽ của các cơ quan chức năng sở tại. Nhiều người lao động không có giấy tờ thân nhân, không có giấy tờ xuất nhập cảnh do vượt biên trái phép nên mất nhiều thời gian để xác minh thông tin nhân thân, cũng như gây ra nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình bàn giao, tiếp nhận bàn giao.

Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã rất nỗ lực, chủ động thu xếp các nhiều cuộc làm việc, tiếp xúc, thường xuyên giữ liên lạc với phía Campuchia để có thể giải quyết được vấn đề này.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng ở trong nước, các địa phương ở trong nước và với phía Campuchia để triển khai các biện pháp như tăng cường công tác lãnh sự, bảo hộ công dân tại Campuchia, đưa về nước những công dân bị lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam.

Các địa phương cũng tăng cường việc giám sát cũng và cảnh báo người dân địa phương khi đi lao động ở nước ngoài.

42 ngư dân bị Malaysia bắt giữ


Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến tàu cá Việt Nam có 42 ngư dân bị phía Malaysia bắt giữ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Theo các cơ quan chức năng và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, đây là vụ việc xảy ra vào ngày 11-6-2022. Tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNa 95005 TS cùng 42 ngư dân bị lực lượng chức năng Malaysia ngăn chặn và bắt giữ với cáo buộc vi phạm luật thủy sản của Malaysia.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia liên lạc với phía Malaysia để xác minh và đề nghị hỗ trợ tàu cá, ngư dân bị bắt để tìm hiểu thông tin, thăm hỏi và động viên các ngư dân.

Tại Hà Nội, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cũng đã giao thiệp với Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam về việc này, để nghị phía Malaysia đối xử nhân đạo với các ngư dân, sớm xử lý vụ việc phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tạo điều kiện cho các ngư dân sớm được tự do và trở về nước.

Ngày 14-7 vừa qua, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, chủ tàu QNA 95005 TS đã sang thăm các ngư dân và phối hợp giải quyết các thủ tục để đưa 5 công dân Việt Nam là các công dân tuổi vị thành niên, người có bệnh nền và được phía Malaysia cho về nước.

Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia sẽ tiếp tục theo dõi sát vụ việc, liên lạc thường xuyên với ngư dân và giữ liên hệ với các cơ quan chức năng của Malaysia để triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam.

 

 

Theo Dương Ngọc/Người Lao Động

Tin liên quan

Cán bộ Cục QLTT Thanh Hóa hành hung bạn gái: Hành vi côn đồ, coi thường pháp luật?

Thấy bạn gái hát song ca với người bạn nam trong nhóm, L.T.N nổi cơn ghen vô cớ, hành hung...

Giá xăng nhập lại chạm mốc gần 30.000 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới đang tăng mạnh khiến giá xăng trong nước chịu nhiều sức ép tăng giá.

Bão đổ bộ Trung Quốc, đêm nay đi vào đất liền Việt Nam

Trưa nay (25/8), bão số 3 đã đi vào khu vực phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), dự...

Điều tra vụ 'bố nuôi' lừa bán 4 con vào sòng bạc bên Campuchia

Công an TP Hải Phòng đang điều tra, làm rõ hành vi bán 4 con nuôi sang Campuchia để làm...

Hà Nội: Thêm vụ thu mua hàng nghìn bánh Trung thu trôi nổi về bán kiếm lời

Nhận thấy nhu cầu tiêu dùng bánh Trung thu do nước ngoài sản xuất rất lớn, đối tượng đã thu...

Công an TP HCM bắt 3 thanh thiếu niên gây ám ảnh cho nhiều phụ nữ

Sau thời gian theo dõi, Công an TP HCM đã bắt 3 thanh thiếu niên thực hiện hàng loạt vụ...

Người cha vắng mặt vào ngày giao con trong vụ "giấu con gái sau ly hôn"

Chi cục Thi hành án buộc anh T.V.N có trách nhiệm giao con gái cho mẹ cháu nuôi dưỡng vào...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 5 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 5 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình