Theo y học cổ truyền, hoa đào có tính bình, vị đắng, đi vào 2 kinh can – vị, có công năng hoạt huyết, lợi thủy, thông tiện, chữa trị chứng thủy thũng, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện không lợi, kinh nguyệt không thông… Loài hoa này còn dùng để chữa bệnh sởi, thủy đậu. Nhưng, lưu ý phụ nữ có thai không được dùng, vì thuốc gây hưng phấn, kích thích tử cung. Hoa đào phơi âm can (phơi bóng râm), giã nát, uống nóng với ít rượu có thể thông đại tiện, trừ được đàm ẩm và chức súc thủy (tồn đọng nước) ở thận, bàng quang, chuyên trị bệnh cước khí (ngứa do thời tiết lạnh).
Trị đau eo lưng: hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.
Trị sỏi thận: hoa đào, hổ phách lượng bằng nhau. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.
Trị thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần hoặc nấu cháo hoa đào ăn.
Để trị trứng ca, mụn nhọt: hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần vào lúc đói trong 10-20 ngày.
Giảm cân: Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 g vào lúc đói.