Phụ Nữ Sức Khỏe

Hơ nóng một nắm là bắp cải đắp lên chân vào buổi tối: Nhiều tác dụng bất ngờ của loại rau ăn lá khiến bạn ngạc nhiên

Khi hơ nóng vừa phải lá bắp cải rồi đắp vào vùng đau nhức, bạn sẽ nhận được điều kì diệu sau 1 đêm.

Rau bắp cải

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, bắp cải là một loại rau đa năng, rất dễ kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn. Bạn có thể sử dụng nó để chế biến nhiều món ăn khác nhau, bao gồm salad, món hầm, súp, món kho và dưa cải bắp.

Bắp cải là một loại thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe. Nó có thành phần dinh dưỡng vượt trội và đặc biệt là hàm lượng vitamin C và K. Giàu chất chống oxy hóa, bắp cải có thể giúp hỗ trợ cải thiện chức năng não, cải thiện tiêu hóa đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại các rối loạn về da và bệnh tim.

Ngoài ra, ăn bắp cải thậm chí có thể giúp phòng chống một số bệnh, giúp giảm cân và chống lại chứng viêm.

Rau bắp cải có nhiều công dụng. Ảnh: Internet

Tác dụng trị đau nhức và những điều kì diệu

Theo Báo Phụ nữ Việt Nam, việc sử dụng bắp cải để chữa đau nhức, đau hạch, đau vùng ngực do cho con bú... là một kinh nghiệm thực tế. Nó đặc biệt hữu ích với phụ nữ. Chị em thường xuyên xỏ dép cao gót bị đau nhức mắt cá chân, đau chân, tuyến giáp sưng đau khi chuyển mùa, đau đầu khi trái gió trở trời, đau ngực vì cho con bú... đều có thể dùng lá bắp cải đắp lên để giảm đau nhanh chóng. Ngoài việc dùng lá bắp cải đắp lên các vị trí cần giảm đau.

"Chị em có thể ép lá bắp cải để lấy nước uống, còn bã thì đắp lên vùng bị đau nhức, cả hai việc này đều hỗ trợ giảm đau hiệu quả cho các bệnh như đau khớp, đau chân tay, đau do bệnh gút, đau dây thần kinh tọa... Những chứng đau nhức này rất phổ biến vào mùa lạnh. ThS.BS Hoàng Khánh Toàn gợi ý trên Báo Phụ nữ Việt Nam.

Lá bắp cải trị đau nhức. Ảnh: Internet

Ngoài ra, bạn có thể lấy lá bắp cải hơ nóng, đắp vào mỗi chỗ đau 3-4 miếng, sau đó dùng băng cố định bên ngoài, ngủ qua đêm. Việc hơ nóng lá bắp cải giúp khu vực được đắp lên sẽ giãn mạch, tăng cường tuần hoàn tại chỗ, giải phóng các chất gây đau ở tại ổ viêm. Đồng thời sẽ làm cho những chất từ lá bắp cải thẩm thấu qua da, tác động vào vùng bệnh và phát huy tác dụng giảm đau, chống viêm tốt hơn", chuyên gia chia sẻ.

Chuyên gia khuyên nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ vì đây là thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, tạo điều kiện tối đa cho các tổn thương trong cơ thể được chữa lành, hồi phục nhanh và hiệu quả nhất. Một giấc ngủ kéo dài đủ để lá bắp cải phát huy công dụng giảm đau tại những vị trí được đắp lên.

Chi tiết cách sử dụng lá bắp cải trị viêm khớp

Theo Thanh Niên dẫn tin từ Epoch Times, có thể dùng bắp cải để điều trị những cơn đau nghiêm trọng hơn do viêm khớp và chấn thương thể thao.

Nguyên liệu:

- Bắp cải (tốt nhất là bắp cải đỏ).

- Dụng cụ ép bắp cải cho giập để ra nước (nếu không có thì dùng lon đồ hộp hoặc chai rượu cũng được).

Bạn sử dụng lá bắp cải nóng vừa phải. Ảnh: Internet

 

Cách làm:

- Rửa sạch bắp cải, sau đó cắt bỏ cuống. Đặt một lá bắp cải lớn lên thớt và cán nó bằng cán lăn để trích xuất nước ép.

- Bọc lá trong giấy nhôm và làm ấm nhẹ trong lò ở chế độ thấp trong 2 - 3 phút. Tiếp theo, đặt chiếc lá lên vùng khớp bị đau và buộc chặt vào vị trí bị đau. Giữ trong một giờ. Nếu bạn không có biểu hiện nhạy cảm với da, có thể bó bắp cải qua đêm.

- Lặp lại quá trình này vài lần mỗi ngày, mỗi lần sử dụng một lá bắp cải mới.

- Các đặc tính chống viêm của bắp cải đỏ sẽ nhẹ nhàng làm dịu cơn đau khớp. Tuy dị ứng bắp cải không phổ biến nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy tháo ra ngay lập tức.

Lưu ý khi sử dụng

Theo Tổ quốc, lá bắp cải là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, không chứa chất độc dù bạn uống trong hay đắp ngoài. Tuy nhiên, khi sử dụng trong chữa bệnh nói chung và giảm đau nhức nói riêng:

- Khi hơ nóng lá bắp cải không nên để nóng quá rồi đắp vào vùng đau nhức vì rất dễ gây bỏng.

- Với những người thể tạng hư hàn, hay bị đi lỏng, hay đau bụng do lạnh, khi ăn bắp cải phải kèm với gừng tươi. Bạn có thể cho gừng tươi vào rau luộc hay nước ép sẽ dự phòng được tình trạng rối loạn tiêu hóa do tính hư hàn của bắp cải.

- Khi mua ngoài thị trường, bắp cải có thể sử dụng chất bảo quản, hóa chất độc hại. Do đó, nếu bạn dùng bắp cải để ép lấy nước uống thì nên ngâm với nước muối khoảng 1 giờ với nước, sau đó để ráo nước, nghiền nát và lấy nước uống.

Các công dụng khác của bắp cải

Theo Báo Dân tộc, một số lợi ích của bắp cải với sức khỏe sau đây cũng có thể khiến bạn ngạc nhiên:

- Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, gout, đau dây thần kinh tọa.

- Chữa nhức tay chân, nổi hạch: Lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 - 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi buộc lại.

- Chữa ho nhiều đờm, khàn giọng: Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.

- Viêm loét dạ dày: Lấy một ký lá cải bắp tươi sẽ cho 500 – 700ml nước ép, nếu giã tươi lấy nước cốt thì được 350 – 500ml. Dùng nước ép hoặc nước cốt cải bắp uống trong ngày với liều 1.000ml, chia làm 4 - 5 lần (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng 2 tháng, sẽ có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm.

- Trị thiếu máu: Uống 1-2 ly nước ép bắp cải tươi mỗi ngày.

- Trị bỏng: Đắp lá bắp cải nghiền lên vùng da bị tổn thương để giảm đau và nhanh lành.

- Trị đau lưng, đau khớp, đau dây thần kinh: Chuẩn bị 2-3 lá bắp cải lớn, 2-3 lát hành tây, 3-4 nắm cám gạo. Nấu sôi lá bắp cải, cám gạo, và hành tây với ít nước trong 20 phút cho nhừ. Khi nước cạn, nhúng gạc băng vào hỗn hợp, đợi nguội một chút đắp nóng lên vết đau. Để trong 1-2 giờ hoặc để qua đêm.

- Chữa tắc sữa: Rửa sạch 2 lá bắp cải bằng nước sạch. Để 2 lá bắp cải đã sạch vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 20-30 phút rồi mang ra áp nhẹ vào hai bầu vú. Nhớ chú ý đến phần bị sưng và đau nhất. Bạn cũng có thể mặc cả áo ngực để khỏi phải dùng tay giữ lá. Để như vậy đến khi lá hết lạnh.

Lam Lam (t/h)

Tin liên quan

Nghiên cứu cho thấy cô đơn có thể là 'kẻ giết người': Thiếu bạn bè hoặc không có người đến...

Một nghiên cứu cho thấy mọi người nên cố gắng đến thăm bạn bè và người thân ít nhất mỗi...

8 thói quen này nên tránh "tuyệt đối" nếu không muốn răng miệng gặp vấn đề nghiêm trọng: Nhai đá...

Mới đây, các chuyên gia đã chia sẻ cách bảo vệ răng miệng thông qua từ bỏ 8 thói quen...

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phụ nữ bị đau bụng kinh tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim

Một nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ bị đau bụng kinh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao...

Làm chậm lão hóa với 8 thói quen này để duy trì sức khỏe bền lâu

Mới đây, các chuyên gia đã chia sẻ 8 thói quen có thể giúp chúng ta sống lâu và giảm...

Những dưỡng chất và thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Chế độ ăn uống lành mạnh giàu dưỡng chất có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú -...

6 triệu chứng của bệnh ung thư khiến hàng chục nghìn người Việt tử vong

Các dấu hiệu của ung thư phổi thường không đặc hiệu, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với những...

Ninh Bình: 2 người chết, 7 bệnh nhân trở nặng vì sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết bùng phát tại Ninh Bình khiến 2 người tử vong. Trong số 455 người đang...

Tin mới nhất

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

6 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

6 giờ trước

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

6 giờ trước

Hà Cảnh bất ngờ làm Cameo trong "Khó dỗ dành', đập tan tin đồn bất hòa với Bạch Kính Đình?

6 giờ trước

Dương Mịch chính thức chuyển hình thất bại vì Cáp Nhĩ Tân 1944?

6 giờ trước

Lưu Thi Thi có cảnh đi dưới mưa xứng đáng được 'phong thần', tiếp tục chứng minh đẳng cấp sao...

6 giờ trước

Một thành viên nhóm nhạc đình đám Vbiz một thời, giờ đi hát hội chợ nhưng ít khán giả đến...

6 giờ trước

Nhan sắc BTV Hoài Anh qua camera thường minh chứng 'lão hóa ngược' là có thật, làn da căng bóng...

6 giờ trước

NSND Việt Anh 'dị ứng để hình sen trắng khi gia đình có người tạ thế': 'Dám sáng tạo, dám...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình