Bụng bầu nhỏ sinh con nhỏ?
Mỗi đứa trẻ chào đời có kích thước khác nhau. Có bé chỉ nặng 2kg nhưng cũng có trường hợp nặng hơn 4kg.
Không thể nhìn qua kích thước bụng bầu mà đoạn được em bé bên trong lớn hay nhỏ. Các bác sĩ phải sử dụng đến kỹ thuật siêu âm để xác định trọng lượng của em bé. Khi đó mới có thể kết luận được kích thước của em bé có bị nhỏ so với tuổi thai hay không.
Bụng bầu quá lớn
Đối với lớn chưa chắc đã là dấu hiệu đáng lo ngại. Khi cảm thấy có bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra các trường hợ có thể xảy ra như đa ối hoặc thai nhi quá lớn.
Bụng bầu lớn cũng có thể là kết quả của tiểu đường thai kỳ, béo phì. Khi đó, kích thước bụng bầu tăng lên do cân nặng tăng quá nhiều. Lúc này, mẹ có thể sẽ phải làm xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm hoặc chọc ối để kiểm tra.
Bụng bầu quá thấp hoặc quá cao
Bụng bầu cao được hiểu là vị trí nhô ra phía trước cao hơn bình thường. Vấn dề này thường không gây lo ngại ở 2 quý đầu của thai kỳ. Đến những tuần cuối của thai kỳ, bụng bầu có dấu hiệu tụt xuống dưới để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Trường hợp bụng bầu quá thấp thường xảy ra với các mẹ mang thai lần thứ 2, 3... Nguyên nhân là do cơ thể mẹ đã quen với việc mang thai và các cơ bị kéo dãn sau lần mang thai trước đó và có xu hướng tụt xuống dưới nhiều hơn.
Nếu thấy bụng bầu tụt xuống xuất hiện cùng với những dấu hiệu chuyển dạ sớm trước tuần thai thứ 37 thì mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đề phòng hiện tượng sinh non.
Bụng bầu rộng ngang
Bụng bầu rộng theo chiều ngang có thể là do thai nhi nằm ở vị trí ngôi ngang - đầu em bé nằm ngang bên hông mẹ chứ không ở trên cao hay quay xuống dưới.
Trong tình huống này mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được xoay ngôi thai giúp em bé về vị trị thuận nhất cho việc sinh nở.
Trường hợp phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai cũng có thể gặp hiện tượng bụng bầu quá rộng theo chiều ngang.