Phụ Nữ Sức Khỏe

Hàn răng sâu và những điều bạn chưa biết

Khi hàn răng sâu, nhiều người thường thắc mắc có bị đau không. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình và giải đáp băn khoăn này.

Với những người bị sâu răng thì luôn cảm thấy lo lắng và băn khoăn về việc hàn răng sâu có đau không, hàn răng sâu như thế nào? Hãy tìm lời giải đáp cho những thắc mắc đó qua nội dung bài viết chi tiết dưới đây.

Han rang sau co dau khong 1
Hàn răng sâu có đau không - Ảnh minh họa: Internet

Có nên đi hàn răng sâu?

Để trả lời cho thắc mắc hàn răng sâu có đau không, trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu khi bị sâu răng có nên đi hàn không?

Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém, các thức ăn dính lên răng tạo thành các mảng bám, tích tụ các vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Các mảng bám này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành các lỗ sâu trên răng.

Han rang sau co dau khong 2
Hàn răng sâu - Ảnh minh họa: Internet

Nếu không được điều trị kịp thời, các vi khuẩn sẽ tấn công sâu hơn vào thân răng, có thể làm tổn thương đến tủy răng, thậm chí là phải nhổ bỏ chiếc răng sâu đó đi. Ngoài ra nếu sâu răng không được điều trị cẩn thận sẽ dẫn đến răng bị hoại tử, biến chứng thành áp xe răng gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh.

Vì vậy khi có các dấu hiệu của bệnh sâu răng, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa răng để được thăm khám và hàn răng sâu.

Quy trình hàn răng sâu

Quy trình hàn răng sâu thường trải qua 4 bước:

Bước 1: Thăm khám, kiểm tra

Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tổng quát toàn bộ răng miệng, sau đó chụp X Quang để xác định mức độ sâu của răng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bước 2: Gây tê cho răng

Các bác sĩ bắt đầu làm sạch khoang miệng, rồi tiến hành gây tê cho người bệnh để giảm bớt tình trạng đau nhức, ê buốt đồng thời thuận lợi trong việc thao tác hàn răng.

Bạn sẽ không cảm thấy có bất cứ đau đớn trong quá trình hàn răng sâu vì đã có tác dụng của thuốc tê hỗ trợ.

Han rang sau co dau khong 3
Quy trình hàn sâu răng - Ảnh minh họa: Internet

Bước 3: Nạo sạch vết sâu răng

Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng, tiến hành nạo sạch các vết sâu răng nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng, cũng như ngăn chặn sự tồn tại của mầm bệnh sau khi điều trị.

Đây là thao tác quan trọng giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn sâu răng và cũng là bước mất nhiều thời gian nhất.

Bước 4: Hàn lỗ răng sâu

Đây là bước cuối cùng trong quy trình hàn răng sâu, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại vật liệu nha khoa phù hợp để trám vào chỗ sâu.

Sau khi thực hiện xong quy trình hàn răng sâu, người bệnh sẽ không còn có bất cứ cảm giác đau nhức hay ê buốt. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng việc hàn răng sâu không đau trong lúc làm lẫn lúc hàn xong.

Cần bao nhiêu thời gian để hàn răng sâu?

Để trả lời cho câu hỏi hàn răng sâu mất bao lâu thì cần phải dựa vào mức độ sâu của chiếc răng để có câu trả lời chính xác.

Han rang sau co dau khong 4
Mất bao lâu để hàn răng sâu - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường đối với những răng bị sâu không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành nạo sạch sâu răng trong thời gian ngắn thì quy trình hàn răng sâu chỉ mất từ 15 – 25 phút.

Đối với những răng bị vi khuẩn tấn công sâu thì bác sĩ cần thêm thời gian để nạo sạch các vết sâu, thường mất từ 30 phút – 1 tiếng mới có thể hoàn thành quy trình hàn răng sâu.

Ngoài ra thời gian hàn răng sâu còn phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa và các kỹ thuật trám răng khác nhau.

Tại sao hàn răng sâu xong vẫn bị đau nhức?

Có một số trường hợp hàn răng sâu xong bị đau nhức thì có thể do một số nguyên nhân sau:

Han rang sau co dau khong 5
Hàn răng sâu xong bị ê buốt - Ảnh minh họa: Internet

Do điều trị răng sâu chưa triệt để: Quá trình nạo răng sâu, lấy mô tủy bệnh chưa triệt để là nguyên nhân sau khi hàn răng sâu người bệnh vẫn cảm thấy đau nhức, ê buốt.

Vết trám răng không khít: Nếu vết trám răng bị hở sẽ gây kích thích lên những ống ngà dẫn truyền tới tủy răng, dẫn đến hiện tượng ê buốt khi nhai.

Bị dị ứng vật liệu trám: Cơ thể không thích ứng với vật liệu trám răng là nguyên nhân dẫn đến người bệnh cảm thấy ê buốt và đau nhức sau khi hàn răng.

Sau khi hàn răng sâu nếu có bất cứ triệu chứng đau buốt hay ê nhức răng, người bệnh cần quay lại cơ sở nha khoa để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Hàn răng sau bao lâu thì được ăn?

Để giải đáp thắc mắc hàn răng sau bao lâu thì ăn được thì còn tùy thuộc vào loại vật liệu trám răng.

Han rang sau co dau khong 6
Hàn răng sau bao lâu thì ăn được? - Ảnh minh họa: Internet
  • Với các vật liệu trám răng dạng lỏng như composite hay amalgam thì cần phải mất khoảng 1 – 2 h đồng hồ để miếng trám cứng và bám chắc trên bề mặt, sau đó bạn có thể ăn uống bình thường.
  • Với các vật liệu trám răng bằng sứ, bạn hoàn toàn có thể ăn uống ngay sau khi hoàn thành quy trình hàn răng sâu mà không có bất cứ ảnh hưởng nào.

Bài viết đã gúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề hàn răng sâu có đau không. Việc hàn răng sâu không hề đau đớn cả trong lúc thực hiện lẫn sau khi đã hoàn thành. Đồng thời còn rất cần thiết giúp cho người bệnh phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm, giảm được đau đớn, ê buốt do căn bệnh sâu răng gây ra.

Cúc Nguyễn

Tin liên quan

Chữa răng ê buốt hiệu quả tại nhà chưa bao giờ đơn giản hơn khi bạn áp dụng những cách...

Răng bị ê buốt là biểu hiện của răng nhạy cảm khi ăn, uống đồ lạnh hoặc bị đau khi...

Răng khôn mọc lệch ra má: Nên xử lý thế nào?

Thông thường mỗi người có từ 0 – 4 chiếc răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành. Trường hợp...

Hiện tượng ê buốt chân răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhanh nhất

Ê buốt chân răng là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt....

Triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở là dấu hiệu bệnh gì?

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở là một tập hợp các triệu chứng thường xuất hiện cùng nhau....

Ngáy ngủ thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo 7 căn bệnh nguy hiểm này

Ngáy ngủ là điều mà mọi người đều gặp phải và rất phổ biến. Nhưng nếu như tình trạng này...

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ: Biết sớm hôm nay để tính mạng không bị đe dọa

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của tàn tật và tử vong trên toàn thế giới. Việc nắm rõ...

Nốt lạ trong miệng cảnh báo dấu hiệu ung thư lưỡi

Đối với ung thư lưỡi, chúng ta có thể nhận diện sự xuất hiện của nó ngay từ những dấu...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình