Nội dung bài viết
Hiện tượng ê buốt chân răng là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?
Ê buốt chân răng là bệnh gì?
Bệnh ê buốt chân răng là tình trạng xảy ra ở một số người khi ăn đồ lạnh, đồ ngọt, thức ăn cứng,... sẽ có cảm giác bị buốt răng. Tình trạng này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi ăn.
Triệu chứng bệnh ê buốt chân răng
Các biểu hiện phổ biến của bệnh ê buốt răng bao gồm:
- Răng bị ê buốt khi ăn thực phẩm có vị ngọt hoặc chứa nhiều axit như chanh, đồ chua,...
- Răng bị buốt và tê khi ăn hoặc uống thực phẩm lạnh, đóng đá.
- Răng bị đau nhức khi có va chạm. Ví dụ: Xỉa răng, kể cả khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Nguyên nhân ê buốt chân răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ê buốt chân răng, phổ biến nhất bao gồm:
Đánh răng không đúng cách
Cách đánh răng sai lệch ví dụ như đánh quá mạnh, chà xát lên bề mặt của răng hoặc đánh răng quá nhiều lần trong ngày là một trong những nguyên nhân phổ biến. Khi bạn dùng bàn chải tác động lực mạnh lên bề mặt răng, men răng sẽ bị bào mòn và dần dần phá hủy, các thành phần, phân tử từ thực phẩm xâm nhập vào sâu trong tủy răng, dẫn đến hiện tượng răng nhạy cảm và ê buốt.
Ăn thực phẩm chứa nhiều axit
Axit trong thực phẩm cũng là một trong các tác nhân tấn công và phá hủy lớp men răng. Nếu bạn sử dụng các thực phẩm này với lượng nhỏ thì sẽ giúp trắng răng vì axit sẽ loại bỏ lớp mảng bám xỉn màu trên bề mặt răng. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến men răng xói mòn và khiến răng bị ê buốt.
Các bệnh lý, viêm nhiễm về răng
Các bệnh lý về răng như viêm lợi gây ra nhiều mảng bám tích tụ trên bề mặt răng lâu ngày dẫn tới viêm nhiễm. Khi đó, phần nướu răng sẽ bị co lại, hình thành các khe hở dẫn tới khó vệ sinh răng miệng. Hậu quả là tình trạng viêm trở nên nặng hơn, vi khuẩn dễ tấn công sâu vào trong tủy răng làm ê buốt răng.
Sâu răng
Các lỗ sâu trên răng là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh răng ê buốt. Chúng làm lộ ra các dây thần kinh ở phần chân răng và dễ gây ra tụt lợi và làm cho răng nhạy cảm hơn.
Răng bị tổn thương, va đập mạnh
Các tác động ngoại lực như va đập, ngã làm răng bị mẻ khiến cho răng bị tổn thương. Các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập và khiến răng nhạy cảm hơn.
Lạm dụng tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là phương pháp được nhiều người lựa chọn để loại bỏ những mảng ố vàng và khiến men răng trắng hơn. Thậm chí, nhiều người “nghiện” tẩy trắng dẫn tới nhiều hậu quả khó lường.
Trong các sản phẩm tẩy trắng răng thường chứa chất kích ứng mạnh làm phá hủy lớp men răng tự nhiên. Răng của bạn sẽ ngày càng yếu hơn và dễ bị tổn thương dưới những tác động nhiều yếu tố, tình trạng ê buốt răng là khó tránh khỏi.
Phương pháp giảm ê buốt chân răng
Đối với người bị ê buốt răng, cần có các biện pháp để hạn chế tình trạng, điển hình như dưới đây:
Ăn các thực phẩm lành mạnh
Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều đường như socola, chè, nước ngọt có phẩm màu. Chúng đều là các thực phẩm không tốt cho men răng và nướu. Bạn nên thay thế bằng các loại khác như các loại hạt, salad,... vừa an toàn cho răng vừa tốt cho sức khỏe.
Hạn chế hoặc thay thế các thực phẩm chứa axit bằng các loại khác
Đối với nhiều thực phẩm chứa nhiều axit, bạn nên hạn chế ăn hoặc thay thế bằng loại khác. Ví dụ như nước ngọt có gas, soda, bạn nên thay bằng nước lọc, trà hoặc sữa tươi không đường để bảo vệ men răng.
Các loại quả có nhiều axit như chanh, bạn có thể thay bằng bưởi cũng rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm có vị chua nhiều sẽ khiến men răng suy yếu rất nhanh.
Nhai kẹo cao su
Kẹo cao su là chất xúc tác giúp nước bọt của bạn tiết ra nhiều hơn. Nhờ đó, lượng axit trong khoang miệng sẽ bị làm loãng và giảm tác động tiêu cực đến răng. Bạn cũng cần lưu ý nên chọn kẹo cao su không đường vì sản phẩm này còn có thể giúp bạn phòng ngừa sâu răng khá hiệu quả.
Cách trị ê buốt chân răng
Làm sao để hết ê buốt chân răng? Thông thường, bệnh được điều trị bằng những phương pháp sau”
- Trám răng: Tạo lớp men răng để bảo vệ răng khỏi các yếu tố tấn công.
- Thoa fluor và sử dụng keo dán lên răng để bảo vệ bề mặt răng.
- Sử dụng tia laze để đặc trị trong trường hợp răng bị hư hại, tổn thương nhiều.
- Sử dụng kem đánh răng nhẹ nhàng, ít có độ mài mòn giúp giảm nguy cơ ê buốt răng.
Trên đây là một số thông tin về bệnh ê buốt chân răng: khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị. Dựa vào các kiến thức này, bạn có thể có các biện pháp phòng tránh và phương pháp điều trị thích hợp để khỏi ê buốt răng nhanh nhất.