Tỷ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng cao ở nhiều nước trên thế giới hiện nay. Chúng ta có thể hiểu nôm na yêu cầu của mọi người đối với người chung sống cùng mình ngày càng cao hơn.
Khi không đạt được những mong muốn, tranh cãi và ly hôn dễ xảy ra. Mặc dù ly hôn có thể giải thoát cả hai khỏi đau khổ nhưng ảnh hưởng lớn nhất tới sức khoẻ và tinh thần sẽ thuộc về phía những đứa trẻ.
Mới đây, một bộ phim tài liệu của đài truyền hình ở Trung Quốc đã ghi lại sự khác biệt của con cái sau khi bố mẹ ly hôn. Cặp vợ chồng (giấu tên) có 2 cô con gái 10 tuổi và bé 8 tuổi. Khi cha mẹ ly hôn, hai đứa trẻ buộc phải bị chia rẽ. Trong khi người chị 10 tuổi sống với bố thì em 8 tuổi theo mẹ.
15 năm sau, khi ê kíp chương trình quay trở lại thăm gia đình của hai người đã thấy sự khác biệt rõ rệt của hai đứa trẻ về tính cách khi sống trong hai gia đình khác nhau. Chính tính cách đã khiến cho chúng trải qua những thất bại khác nhau trong cuộc sống.
Cô con gái lớn đã sống cùng cha suốt 15 năm qua ngày càng giống con trai, mạnh mẽ và thiếu đi sự mềm yếu của một cô gái tuổi 25. Mặc dù mới ở tuổi 25 nhưng cô đã trải qua 2 mối quan hệ và đều chia tay trong bất hoà. Đến lúc này cô còn thậm chí đã lên kế hoạch sống độc thân suốt đời.
Cô em 8 tuổi năm xưa sống với mẹ hiền lành nhưng có chút hèn nhát. Thiếu vắng tình yêu của người bố cũng ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm tình yêu của cô gái tuổi 23 này. Cô luôn lo sợ trong các mối quan hệ của mình. Chính vì thế thường không quyết đoán được việc yêu ai.
Như vậy có thể nói, việc cha mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng, tác động khá lớn đối với những đứa trẻ. Điều này khiến ai cũng phải công nhận. Vậy, sự khác biệt khi những đứa con được sống với cha so với mẹ là gì?
Đầu tiên, tính cách đứa trẻ trở nên bướng bỉnh hơn sau tách mẹ
Trong gia đình, người mẹ thường đại diện cho hình ảnh phụ nữ dịu dàng, ân cần và chu đáo. Họ sẽ chăm sóc cuộc sống hàng ngày của con cái và dành cho chúng tình yêu thương nhất. Nếu một đứa trẻ thiếu sự đồng hành của mẹ trong thời thơ ấu, tính cách của bé thường sẽ trở nên mạnh mẽ và nặng nề hơn.
Bởi vì chúng không được trải nghiệm sự ấm áp của tình mẫu tử nên khó có thể truyền "hơi ấm" cho người khác. Những đứa trẻ như vậy có thể dễ dàng tạo quá nhiều áp lực tâm lý cho bản thân và cuộc sống sẽ thiếu rất nhiều niềm vui.
Những đứa trẻ buộc phải sống xa bố luôn cảm thấy bất an
Trong thời thơ ấu của trẻ, cha có một vai trò rất quan trọng. Ông không chỉ có thể khiến trẻ em cảm thấy an toàn, mạnh mẽ, mà còn giúp chúng hiểu thế giới từ mọi cấp độ khác và giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của chúng.
Con trai đặc biệt thích hợp sống với bố, và cách dạy của người cha sẽ khiến đứa trẻ trở nên dũng cảm và độc lập hơn.
Nếu một đứa trẻ thiếu sự chăm sóc của cha trong thời thơ ấu, cả bé trai và bé gái sẽ thiếu cảm giác an toàn. Tính cách sẽ có lòng tự trọng tương đối thấp, hèn nhát khi gặp sự cố và thậm chí sợ hòa đồng với người khác.