Phụ Nữ Sức Khỏe

Hà Nội phạt người không đeo khẩu trang nơi công cộng từ hôm nay

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cùng với biện pháp tuyên truyền, vận động, từ hôm nay, 7/8, cơ quan chức năng Hà Nội tiến hành xử phạt những người không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Sáng 7/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 với các bộ, ngành chức năng và một số tỉnh, thành phố.

 Báo cáo tại đầu cầu Hà Nội, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Trong 10 ngày tới là thời kỳ cao điểm của dịch tại Hà Nội cũng như các địa phương khác, có thể xuất hiện những ca nhiễm mới liên quan đến những ca bệnh đã phát hiện, những người trở về từ vùng có dịch…

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Trên tinh thần đó, Hà Nội tiếp tục tiến hành truy vết nhanh, cách ly kịp thời, xét nghiệm ngay các trường hợp tiếp xúc với nguồn lây nhiễm; cấm triệt để hoạt động kinh doanh quán bar, karaoke, hàng quán vỉa hè, các lễ hội, sự kiện thể thao tập trung đông người…

Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả phòng, chống dịch, Hà Nội đã khởi động trở lại “bộ máy” chống dịch như giai đoạn trước; ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ thành phố tới cơ sở duy trì hoạt động 24/24 giờ; hơn 10.000 tổ phản ứng nhanh sẵn sàng hoạt động...

Các đơn vị, địa phương đã kích hoạt lại các điểm cách ly tập trung, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để cách ly tập trung cùng lúc cho khoảng 7.000-8.000 người, trước mắt tổ chức cách ly tốt cho 800 hành khách sắp trở về từ Đà Nẵng… Các cơ sở y tế tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch, nâng cao năng lực điều trị cho bệnh nhân…

Đặc biệt, từ hôm nay (7/8), Hà Nội triển khai xét nghiệm khẳng định trên diện rộng cho các trường hợp trở về từ Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 29/7, trước mắt ưu tiên cho các địa bàn có nguy cơ cao, các trường hợp tiếp xúc gần với mầm bệnh hoặc có biểu hiện nghi ngờ…

Để thực hiện tốt việc xét nghiệm, Hà Nội huy động, vận động các lực lượng xã hội ủng hộ thiết bị máy móc, vật tư cho công tác này; đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho Hà Nội mua thiết bị, máy xét nghiệm đồng bộ theo phương thức chỉ định. Việc này, nếu tiến hành theo hình thức đấu thầu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hướng đến tiến độ xét nghiệm.

Về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, hiện nay Hà Nội đã chuẩn bị đủ các điều kiện để kỳ thi diễn ra an toàn theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tất cả các phòng thi, trang thiết bị, bàn ghế đều được tiêu trùng, khử khuẩn. Mỗi phòng thi chỉ có 24 thí sinh, được bố trí ngồi bảo đảm khoảng cách an toàn. Trước khi vào phòng thi, tất cả các thí sinh phải đo thân nhiệt và đeo khẩu trang. Các thí sinh là trường hợp F1, F2 (nếu có), thành phố sẽ tổ chức cho thi sau.

Ông Chung cho rằng, Hà Nội là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó, ý thức chủ động phòng, chống dịch của người dân, như tự giác cách ly, đeo khẩu trang nơi công cộng, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách an toàn giữa người với người…, là giải pháp quan trọng để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.

Vì thế, cùng với biện pháp tuyên truyền, vận động, từ hôm nay, cơ quan chức năng Hà Nội tiến hành xử phạt những người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Thành phố cũng đề xuất với Thủ tướng có thể nâng lên một mức cảnh báo cao hơn, nguy cơ cao hơn đối với Hà Nội.

Trước mắt, thành phố yêu cầu tất cả các cơ quan, đơn vị, địa điểm thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng, chống dịch; bố trí nước sát khuẩn, tổ chức đo thân nhiệt; người dân phải đeo khẩu trang… “Hà Nội quyết tâm ngăn chặn, cố gắng không để dịch COVID-19 lây lan rộng”, ông Chung nói.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội có văn bản về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các hành vi, nhóm hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt 13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống COVID-19 bằng các hình thức phù hợp trên báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở, chạy chữ trên truyền hình, trên hệ thống Hanoi Smart City, infographic...

 

13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống COVID-19

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng (áp dụng theo khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)

2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7.000.000 đồng (áp dụng theo điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường)

3. Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng (áp dụng theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)

4. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức (áp dụng theo điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)

5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid- 19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức (áp dụng theo điểm c, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)

6. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng (áp dụng theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế)

7. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác (áp dụng theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế và điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.2 mục 1 mục Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

9. Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

10. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị tiền tối đa đến 15.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm a khoản 3 Điều 99 và điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và điểm 1.4 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

11. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

12. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

13. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự (áp dụng điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Theo Hoàng Phong/Tiền Phong

Tin liên quan

Khẩu trang y tế ‘hot’ trở lại, chọn loại nào mới đủ tiêu chuẩn phòng dịch?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại, khẩu trang y tế đang là mặt hàng được...

Tác dụng của khẩu trang trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Nhiều người vẫn còn chủ quan không đeo khẩu trang vì cho rằng nó không hoàn toàn giúp ngăn chặn...

Đà Nẵng: “Cháy” khẩu trang y tế sau ca bệnh nghi mắc Covid-19

Sau thông tin ca bệnh nghị mắc Covid-19 mới nhất ở Đà Nẵng, nhiều người dân ở Đà thành đã...

Trump: Đeo khẩu trang là yêu nước

Trump đăng ảnh đeo khẩu trang và khẳng định đó là hành động yêu nước, kêu gọi người dân tuân...

Tổng thống Trump lần đầu tiên đeo khẩu trang xuất hiện trước công chúng

Sau nhiều tháng công khai từ chối đeo khẩu trang ở nơi công cộng, Tổng thống Donald Trump hôm 11/7...

Ca nhiễm Covid-19 tăng, WHO thay đổi khuyến cáo về đeo khẩu trang

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện khuyến cáo tất cả mọi người đeo khẩu trang ở nơi công...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 18 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình