Phụ Nữ Sức Khỏe

Tác dụng của khẩu trang trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Nhiều người vẫn còn chủ quan không đeo khẩu trang vì cho rằng nó không hoàn toàn giúp ngăn chặn Covid-19, tuy nhiên chuyên gia đã lên tiếng giải thích kỹ điều này.

Kể từ khi Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, các chuyên gia y tế liên tục kêu gọi mọi người phải đeo khẩu trang làm chậm sự lây lan của virus. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người dân còn chủ quan và phản biện lại rằng nếu khẩu trang không thể hoàn toàn giúp họ chống lại Covid-19 thì không có lý do gì để đeo chúng. 

Các nhà khoa học phản đối lại những ý kiến này rằng khẩu trang có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh do Covid-19 gây ra. Các chuyên gia cho biết, hiện tại có bằng chứng cho thấy lây nhiễm thầm lặng chịu trách nhiệm cho phần lớn việc truyền virus, làm cho khẩu trang trở nên thiết yếu trong việc làm chậm sự lây lan.

Bởi virus SARS-CoV-2 rất dễ lây lan và thời gian phát bệnh lâu nên nó khác với bệnh cúm theo mùa. Khi bị cúm theo mùa, nhiễm trùng cao điểm xảy ra khoảng một ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Nhưng với virus này, ngay cả trong số những người có biểu hiện bệnh rõ rệt thì nhiễm trùng đỉnh điểm có thể đã xảy ra trước khi họ xuất hiện các triệu chứng.

Đeo khẩu trang và thường xuyên vệ sinh tay với xà phòng hoặc chất khử trùng là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia cho biết, ngay cả khi mọi người đã nhiễm Covid-19 nhưng không biết vì cảm thấy bản thân khỏe mạnh thì một lượng lớn virus có thể bắt đầu phát ra thông qua các giọt bắn từ mũi và miệng. Đây là lý do chính của việc đối phó với Covid-19 khác biệt rõ rệt so với bệnh cúm theo mùa và đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng nhất. Các chuyên gia đã đưa ra câu trả lời về các thắc mắc xung quanh việc đeo khẩu trang.

Khẩu trang đạt tiêu chuẩn có thể giúp lọc ra phần lớn các hạt virus và điều này rất quan trọng bởi nếu hít một lượng thì có thể không hoặc bị nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, nhưng hít phải lượng lớn thì dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng và thậm chí là tử vong. Vì vậy, nếu đã bị nhiễm virus thì khẩu trang có thể bảo vệ mọi người không bị bệnh nặng hơn, theo lập luận của Monica Gandhi, giáo sư y khoa tại Đại học California ở San Francisco và giám đốc y khoa của Phòng khám HIV tại Bệnh viện đa khoa Zuckerberg San Francisco.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 đã cho các tình nguyện viên khỏe mạnh tiếp xúc với liều lượng virus cúm khác nhau và những người nhiễm cúm nhiều hơn bị bệnh nặng hơn, ho nhiều và khó thở, Gandhi nói.

Hy vọng mới trong điều trị Covid-19 bằng thuốc viêm khớp(VietQ.vn) - Các bác sĩ đang tiến hành nghiên cứu về thuốc viêm khớp có thể giúp ngăn chặn tình trạng hệ miễn dịch tấn công cơ thể do Covid-19, từ đó giảm nguy cơ tử vong.

Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 5 đã phát hiện ra rằng các phân vùng khẩu trang y tế làm giảm đáng kể việc truyền virus giữa những con chuột đồng. Và ngay cả khi những con chuột đồng được bảo vệ bởi các phân vùng khẩu trang mắc phải Covid-19 thì chúng vẫn có khả năng mắc bệnh rất nhẹ, theo Gand Gandhi.

Nếu Gandhi đúng, điều đó có nghĩa là ngay cả khi có sự gia tăng nhiễm Covid-19 trong thành phố, khẩu trang có thể hạn chế lượng virus người hít phải và các triệu chứng bệnh ít nghiêm trọng hơn. 

Tại những quốc gia đeo khẩu trang thường xuyên từ nhiều năm trước như Đài Loan (TQ), Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,... các tác dụng bảo vệ được nhìn thấy rõ rệt. Ở đó cũng có những trường hợp nhiễm bệnh nhưng vẫn kiểm soát được. Cộng hòa Séc đã ra lệnh người dân cần đeo khẩu trang từ giữa tháng 3 và Thống đốc bang California Gavin Newsom cũng yêu cầu như vậy trên toàn tiểu bang.

Theo Hương Giang/VietQ

Tin liên quan

Bệnh nhân 437 tử vong vì sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19

Tối 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch...

Thêm một bệnh nhân Covid-19 tử vong

"Bệnh nhân 437" tử vong tối 31/7 do sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19, là...

Người khai về từ Đà Nẵng 'vọt' lên gần 54.000, Hà Nội khẩn cấp bổ sung test nhanh COVID-19

Trước số lượng thống kê gần 54.000 người từ Đà Nẵng về Hà Nội kể từ ngày 8-7, chủ tịch...

37 ca COVID-19 mới, trong đó 3 ca TP.HCM

Bộ Y tế thông báo ghi nhận 37 ca COVID-19 mới, trong đó có 3 ca ở TP.HCM, 8 ca...

Bệnh nhân 428 tử vong vì nhồi máu cơ tim trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19

Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo về trường hợp bệnh...

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nguy kịch rất nhanh, Thứ trưởng Bộ Y tế lo ngại cơn bão cytokine

Nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng đi kèm bệnh mãn tính phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ...

Dự báo thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa to, có khả năng xảy ra lốc, sét...

Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có...

Tin mới nhất

Những mẹo vặt chữa khô miệng tại nhà

19 giờ trước

Nghiên cứu sinh Harvard ăn 24 quả trứng mỗi ngày, gây kinh ngạc sau 1 tháng

20 giờ trước

Hậu ly hôn, nữ MC 'đẹp nhất VTV' lần đầu tiết lộ chuyện bị 'theo dõi', khẳng định sẽ bình...

1 ngày 22 giờ trước

Ca sĩ 'lập dị' với cát-xê khủng khiến Quang Lê 'ngả mũ': Trang điểm đậm, ăn mặc lòe loẹt nhưng...

1 ngày 22 giờ trước

Cảnh báo những dấu hiệu của người có hệ miễn dịch kém, tạo cơ hội cho các tế bào K...

1 ngày 22 giờ trước

Tại sao uống trà và ăn bánh quy lại có hại cho sức khỏe?

1 ngày 22 giờ trước

Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày

2 ngày 11 giờ trước

Bác sĩ BV Bạch mai chỉ cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc sau mưa lũ

2 ngày 11 giờ trước

9 bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

2 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình