Phụ Nữ Sức Khỏe

Hà Nội: Bóng đập vào "chỗ hiểm", người đàn ông suýt mất chân

Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình đá bóng, bệnh nhân bị bóng đập mạnh vào khoeo chân dẫn đến tổn thương động mạch.

Một tháng sau khi đá bóng, anh Nam (tên nhân vật đã được thay đổi), 40 tuổi, bất ngờ thấy khoeo chân bị sưng lên bất thường, đau đớn. Anh Nam vội vàng đến bệnh viện để thăm khám.

Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội bệnh mạch máu Việt Nam cho biết, qua siêu âm phát hiện khối giả phình động mạch ở khoeo chân.

BS Mạnh thăm khám cho một bệnh nhân (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

"Khối giả phình này là do động mạch bị vỡ không hoàn toàn, dù không dẫn đến tắc mạch nhưng hình thành khối phình lên. Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình đá bóng, bệnh nhân bị bóng đập mạnh vào khoeo chân dẫn đến tổn thương động mạch", BS Mạnh phân tích.

Theo chuyên gia này, khoeo chân là vùng đặc biệt nhạy cảm. Đây là nơi mềm nhất, lộ nhất, các tổ chức như mạch máu, dây thần kinh ở vị trí này nằm rất nông và không có các tổ chức cơ, xương bảo vệ.

Do đó, khi đá bóng, nếu bệnh nhân bị đối thủ tác động, hoặc bóng đập mạnh vào vùng này cũng có thể dẫn tới tổn thương động mạch.

Nếu không được điều trị kịp thời, theo BS Mạnh, khối giả phình động mạch này có nguy cơ vỡ dẫn đến chảy máu ồ ạt. Một nguy cơ thứ hai là do vị trí phình lên sẽ khiến mạch máu gồ ghề, khúc khủyu có thể gây tắc động mạch hoặc tĩnh mạch.

Việc tắc hai loại mạch máu này đều có thể dẫn đến nguy cơ chân hoại tử, phải cắt chân.

Với trường hợp bệnh nhân Nam, theo BS Mạnh, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật và nối lại mạch máu đoạn bị phình. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải tiếp tục sử dụng thuốc chống đông trong 10 ngày mới được xuất viện.

"Sau khi xuất viện, bệnh nhân phải tiếp tục sử dụng thuốc chống đông trong vòng 3 tháng để dự phòng đến khi vùng khâu nối mạch máu ổn định trở lại. Sau đó, bệnh nhân tái khám nếu các kết quả đảm bảo mới ngưng dùng thuốc chống đông", BS Mạnh chỉ rõ.

Từ trường hợp này, theo BS Mạnh, khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, người dân cần đặc biệt lưu ý. Hạn chế các va chạm mạnh, đặc biệt là ở vùng khoeo. Sau va chạm nếu có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường cần đến cơ sở y tế để thăm khám.

Một tình trạng hay gặp khác khi chơi thể thao, tập luyện quá mức là huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông).

Triệu chứng cảnh báo ban đầu thường rất dễ bỏ qua như hay mỏi và chuột rút chân bất thường.

Khoeo chân là vùng đặc biệt nhạy cảm. Đây là nơi mềm nhất, lộ nhất, các tổ chức như mạch máu, dây thần kinh ở vị trí này nằm rất nông và không có các tổ chức cơ, xương bảo vệ (Ảnh: Getty).

Cách phân biệt rõ ràng nhất với đau cơ là người bệnh thường chỉ đau ở bên chân trái thay vì đau cả hai chân như đau cơ bình thường.

Lúc này nên đi thăm khám để được phát hiện bệnh kịp thời (nếu có). Nếu để đến khi chân bị phù thì huyết khối đã hình thành, bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị rất khó khăn, hậu quả vô cùng nặng nề.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết khối. Đáng chú ý, một trong số đó là do tập luyện quá mức.

"Khi tập thể hình, chơi thể thao quá mức sẽ khiến các cơ, đặc biệt cơ chân phát triển mạnh và vô tình chèn ép tĩnh mạch sâu, cản trở máu từ chân đến tim, gây tổn thương và dần dần hình thành huyết khối.

Nếu không được điều trị kịp thời, huyết khối lan dần lên trên sẽ rất nguy hiểm. Đáng nói vấn đề này thường ít được người chơi thể thao để ý đến, mà phần lớn chỉ quan tâm vấn đề liên quan đến cơ xương khớp", BS Mạnh nhấn mạnh.

Theo Minh Nhật/Dân Trí

Tin liên quan

Nhiều sản phụ sinh con 'khổng lồ' hơn 6kg, mừng rỡ vì trẻ nặng cân, cứng cáp: Bác sĩ cảnh...

Thai quá lớn thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung. Đây là một tai biến sản khoa nặng có...

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm đến gần 700 đồng/lít vào ngày 7/12

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 7/12, xăng RON95-III có mức giá giảm mạnh nhất 668 đồng/lít....

Mới 19 tuổi đã phải chạy thận vì hay ăn uống kiểu này, nam thanh niên hối hận: Không muốn...

BSCK II Nguyễn Đăng Quốc - Trưởng khoa Thận Nhân tạo (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, Lại Văn Giáp...

Nóng: Sở Y tế chính thức lên tiếng vụ Nhân viên y tế ở bệnh viện liên tiếp bị hành...

Nhân viên y tế bị hành hung là hành vi vi phạm pháp luật, cần được xã hội lên án...

Bất ngờ về lí do hoa khôi đánh người trong chung cư: 'Do đánh ghen giùm bạn'

Theo xác minh, nguyên nhân xuất phát từ việc ghen tuông. Nữ hoa khôi hành hung người khác xuất phát...

Những phiền hà với cuộc gọi điện thoại có dấu hiệu lừa đảo

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm...

Đây là cách nhanh nhất để xử lý tin nhắn, cuộc gọi rác liên tục quấy rối

Cách xử lý tin nhắn rác, cuộc gọi rác khi người dùng thường xuyên bị “khủng bố” như thế nào?...

Tin mới nhất

Nước lọc cho thêm một loại lá tốt ngang “thuốc bổ thượng hạng”: Uống mỗi sáng giúp hỗ trợ điều...

10 giờ trước

Cách làm kem chuối mít, món ngon tuổi thơ mát rượi ngọt lịm

10 giờ trước

Nộm rau muống - Ăn kèm bò xào và trứng lòng đào siêu ngậy, giải ngấy cho bữa cơm ngày...

1 ngày 4 giờ trước

Mùa hè đến rồi: Ăn nhãn có béo không? Có nóng không?

1 ngày 4 giờ trước

Nước đường hoa bưởi: Công thức bí mật cho các món chè giải nhiệt mùa hè

1 ngày 11 giờ trước

2 món chè vừa ngon miệng lại giúp giảm cân, giải nhiệt trong ngày hè nắng nóng

1 ngày 11 giờ trước

Bí quyết làm món bò nhúng mắm ruốc siêu đơn giản tại nhà, thịt thơm mềm chuẩn vị

2 ngày 5 giờ trước

Nước đậu đen thêm 1 lát gừng vào sẽ mang đến những công dụng bất ngờ mà không phải ai...

2 ngày 9 giờ trước

Độc lạ với món xưa 'không ai thèm ăn' nay lại là đặc sản: Lợi ích cho 'chuyện ấy' dù...

2 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình