Phụ Nữ Sức Khỏe

Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ

Kháng đông đường uống mới và tuân thủ chế độ điều trị là 2 biện pháp hiệu quả mà người bệnh cần chú ý để phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ.

Hội thảo khoa học về Phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ do Công ty Bayer Việt Nam hỗ trợ tổ chức đã cập nhật nhiều thông tin y khoa mới nhất và chia sẻ các thực hành tiêu biểu trong điều trị kháng đông.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên thế giới có 15 triệu người đột quỵ. Trong số này, có khoảng 5 triệu người bị tàn phế suốt đời và hơn 5 triệu người tử vong, chiếm 10% số ca tử vong toàn cầu. Đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu với các di chứng nặng nề và có thể vĩnh viễn như liệt, mất giọng nói hoặc thị lực, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba.

Đột quỵ là hiện tượng não bị tổn thương, được chia làm 2 nhóm chính gồm đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Nguyên nhân đột quỵ xuất huyết do vỡ mạch máu não dẫn đến xuất huyết bên trong. Tuy nhiên, 85% các trường hợp là đột quỵ thiếu máu cục bộ, bởi sự gián đoạn nguồn máu nuôi đến não do tắc nghẽn. Khi không còn dòng máu nuôi dưỡng, các tế bào não bị chết do thiếu oxy, có khoảng 1/5 số ca đột quỵ thiếu máu gây ra bởi bệnh lý rung nhĩ.

Ông Phạm Nguyễn Vinh, Phó chủ tịch Hội Tim mạch học phía Nam, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Tim Tâm Đức cập nhật hướng dẫn về điều trị rung nhĩ tại hội thảo.

“Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất và có nguy cơ gây đột quỵ cao gấp 5 lần so với ở người không mắc rung nhĩ. Trường hợp này thường dẫn đến hậu quả phải nằm viện lâu hơn, nguy cơ tàn phế và tử vong cao hơn đột quỵ do những nguyên nhân khác, với tỷ lệ tử vong là 50%”. GS. TS. BS. Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, đồng chủ tọa hội thảo tại Hà Nội - cho biết.

Theo bác sĩ Lynette Moey, Giám đốc nhánh dược phẩm Bayer Việt Nam, riêng khu vực châu Á dự kiến sẽ có 72 triệu người bị rung nhĩ vào năm 2050. Trong đó, 2,9 triệu người bị đột quỵ do rung nhĩ. Điều này trở thành gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Vì nguyên nhân trên, việc phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ hiệu quả rất quan trọng. Để đạt được kết quả phòng ngừa tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tái khám đầy đủ, sử dụng các thuốc kháng đông theo chỉ định, kịp thời thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh… Đặc biệt, nhóm bệnh nhân nguy cơ mắc bệnh cao như từng bị đột quỵ, suy thận… cần chú ý hơn nữa.

Hội thảo cập nhật thông tin y khoa mới nhất và chia sẻ các thực hành tiêu biểu trong điều trị kháng đông.

“Hướng dẫn điều trị mới nhất của Hội nghị Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2016 khuyến cáo thuốc kháng đông đường uống mới được xem là liệu pháp chuẩn mới, được ưu tiên sử dụng hơn warfarin, để phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ không do van tim”, PGS.TS.BS. Phạm Nguyễn Vinh - Phó chủ tịch Hội Tim mạch học phía Nam, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Tim Tâm Đức, Chủ tọa hội thảo tại TP.HCM cho biết.

Cũng theo ông Vinh, so với warfarin, thuốc kháng đông đường uống mới có nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể, liều cố định, ít tương tác thuốc và thức ăn, không cần theo dõi INR (chỉ số theo dõi tình trạng đông máu) qua xét nghiệm máu, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị được chỉ định. Quá trình này góp phần giảm các xét nghiệm và thăm khám thường xuyên.

Ngoài ra, thuốc kháng đông đường uống mới giảm đáng kể tỷ lệ xuất huyết nặng, xuất huyết nội sọ và tử vong do xuất huyết so với thuốc kháng vitamin K. Điều này cũng giúp các bác sĩ tự tin và an tâm hơn khi chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc này thay cho liệu pháp cũ.

Nhận định số người đột ngụy do rung nhĩ sẽ tăng cao, Bayer Việt Nam cam kết đem đến liệu pháp kháng đông tiên tiến, đồng thời nỗ lực cùng cộng đồng y khoa nâng cao ý thức tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Theo Giang Di Linh/Zing.vn

Tin liên quan

Trà xanh làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ?

Theo một nghiên cứu mới, một phân tử được tìm thấy trong trà xanh có thể giúp bảo vệ chống...

Đi nắng về tuyệt đối đừng làm ngay những điều này kẻo đột quỵ lúc nào không hay

Thời tiết nắng nóng dễ khiến sức đề kháng suy yếu, nếu bạn mắc phải những sai lầm sau khi...

Chỉ với 1 tờ giấy làm theo cách này, nhiều người đã thoát khỏi đột quỵ nhờ phát hiện kịp...

Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai, nếu không được cấp cứu...

Phụ nữ ăn những thực phẩm này sẽ rất có lợi vì ít có nguy cơ đột quỵ hơn

Đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm kiểm tra việc ăn những loại rau nào có thể ảnh hưởng đến...

Kỳ diệu bà mẹ đột quỵ, chấn thương sọ não, hôn mê vẫn sinh con khỏe mạnh

Khi bà mẹ này tỉnh dậy, cô không giấu nổi niềm hạnh phúc khi biết con trai mình đã chào...

Sài Gòn mùa nắng nóng: Đừng dại mà ra đường vào khung giờ này kẻo đột quỵ lúc nào không...

Sài Gòn đã bắt đầu mùa nắng nóng kinh hoàng, bạn nên hạn chế ra đường vào những khung giờ...

Nắm rõ dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ, giảm hơn 50% nguy cơ tử vong

Sớm nhận biết dấu hiệu và cách sơ cứu người bị đột quỵ không chỉ cứu sống bệnh nhân mà...

Tin mới nhất

Cuộc sống nhiều thay đổi của đại diện Việt Nam đầu tiên chinh chiến Miss Universe: Từng là chân dài...

4 giờ trước

'Vạch trần' nhan sắc 'giả dối' của Triệu Lộ Tư, bị chỉ trích vì cố ý chính sửa hình ảnh...

5 giờ trước

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

5 giờ trước

'Rèm ngọc châu sa' chưa phát sóng chính thức, đài từ của Triệu Lộ Tư đã gây tranh cãi

18 giờ trước

Loạt sao Cbiz sự nghiệp 'điêu đứng' vì làm từ thiện: Lý Liên Kiệt bị tố biển thủ tiền quyên góp,...

18 giờ trước

Đại học Ngoại thương nói gì trước nghi vấn Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp?

18 giờ trước

NÓNG: Huỳnh Hiểu Minh chính thức công khai bạn gái 'Đừng đoán nữa, chúng tôi đang ở bên nhau rồi'

18 giờ trước

Những thói quen đơn giản này có thể cải thiện sức khỏe của mắt

18 giờ trước

5 sai lầm bạn nên tránh khi vệ sinh máy pha cà phê

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình