Phụ Nữ Sức Khỏe

Gần 800.000 người Việt suy thận giai đoạn cuối, chạy thận quá tải

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội lọc máu Việt Nam, tất cả các Trung tâm chạy thận đều quá tải bởi số bệnh nhân lọc máu vượt xa với số máy đang có.

Tại hội nghị hưởng ứng ngày toàn thế giới phòng chống bệnh Thận tổ chức ngày 9/3 tại Bệnh viện Việt Đức, các chuyên gia cho biết, tại Việt Nam, có khoảng 800.000 phải chạy thận nhân tạo. Mỗi ngày, có thêm 200 bệnh nhân mới trong cả nước phải bước vào chu kỳ chạy thận khiến tất cả các đơn vị chạy thận nhân tạo đều quá tải.

Bệnh nhân suy thận mãn phải lọc máu định kỳ (Ảnh minh họa: H.Hải).

Bên cạnh đó, gánh nặng chi phí điều trị của bệnh nhân suy thận mạn cũng rất nặng nề. Theo tính toán, chi phí điều trị cho các bệnh nhân thận mạn có thể lên tới 14 triệu đồng/ tháng, chưa kể các khoản bệnh nhân tự chi trả. 

TS Nguyễn Thế Cường - Trưởng Khoa Thận lọc, Bệnh viện Việt Đức cho biết, lọc máu và ghép thận là các biện pháp điều trị bệnh thận giai đoạn cuối. Mặc dù còn nhiều hạn chế về hiệu quả điều trị, lọc máu vẫn là biện pháp điều trị thay thế thận cho người bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối phổ biến. Do đó, các cơ sở lọc máu cần tiến hành áp dụng nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng điều trị cho người bệnh lọc máu.

Tuy nhiên, gánh nặng chi phí điều trị của bệnh nhân ngày càng lớn, trong đó ghép thận có ưu thế hơn về chi phí điều trị. Vì thế cần có chính sách phù hợp để tăng khả năng ghép thận của người bệnh thận giai đoạn cuối, cả ghép thận từ người hiến sống và người hiến chết não.

Các chuyên gia tham dự sự kiện (Ảnh: P.O).

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ghép tạng đã là thường quy, trong đó ghép thận được gần 1.500 trường hợp, gồm 157 ca từ người cho chết não và 1.289 ca từ người cho sống.

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hội lọc máu Việt Nam cho biết, với đại đa số các bệnh nhân, khi bác sĩ chẩn đoán suy thận phải chạy thận, với họ thực sự là cú sốc. Bởi bị suy thận, điều trị bảo tồn chi phí đã rất tốn kém, khi bước vào giai đoạn phải chạy thận càng là vấn đề lớn.

Cuộc sống người bệnh gắn liền với bệnh viện, cách ngày lại phải xếp hàng đi chạy thận, không ít trong số đó buông xuôi vì không có bảo hiểm y tế, hay không gánh được các chi phí khác, phải từ bỏ điều trị, tử vong nhanh chóng.

Vì thế, PGS Dũng khuyến cáo, khi mắc bệnh thận, điều trị bảo tồn càng lâu càng tốt.

"Ở giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, suy thận tiến triển chậm thường không ai tự nhận biết. Từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 3, các dấu hiệu bộc lộ và từ giai đoạn 3 đến giai đoạn 4 tiến triển rất nhanh, bệnh nhân phải lọc máu. Vì thế, bệnh nhân suy thận cần có chiến lược khám sức khỏe định kỳ, phát hiện, điều trị để bệnh tiến triển giai đoạn chậm nhất có thể", PGS Dũng khuyến cáo.

Bệnh nhân suy thận khi phát hiện cần điều trị đúng cách, điều trị đúng chuyên khoa, phải được bác sĩ chuyên khoa sâu tư vấn thật kĩ.

Từ năm 2005, tổ chức Y tế Thế giới đã chọn ngày thứ Năm tuần thứ hai của tháng 3 hàng năm là ngày Thận Thế giới (World Kidney Day). Theo số liệu thống kê của Hội thận học Thế giới ước tính, có khoảng 3 triệu người bệnh đang phải duy trì sự sống nhờ phương pháp lọc máu (bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) và ghép thận. Riêng tại Việt Nam, số người suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo là khoảng 800.000 người, chiếm tỷ lệ 0,1% dân số.

Ngày thận thế giới năm nay có chủ đề "Sức khỏe thận cho mọi người - Chuẩn bị cho điều bất ngờ, hỗ trợ đối tượng dễ tổn thương!".

Trao phiếu ăn cho bệnh nhân đang theo dõi tại khoa (Ảnh: P.O).

Cũng trong sự kiện này, Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Việt Đức cũng hỗ trợ 200 phiếu ăn từ thiện cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Theo Tú Anh/Dân Trí

Tin liên quan

Người phụ nữ phải bỏ 2 chân và ngón tay vì căn bệnh triệu chứng giống cúm nhưng nguy hiểm...

Trong thời tiết giao mùa như hiện nay, cảm cúm là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ...

2 thời điểm 'vàng' đại tiện mỗi ngày, nếu nắm bắt được không lo bệnh về đường tiêu hóa

Nếu bạn đi đại tiện vào những khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn không chỉ tránh được táo bón...

Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận hơn 1.000 trẻ mắc virus RSV: Dấu hiệu từ những cơn ho nhưng...

Virus RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây...

Liên tiếp ghi nhận nhiều trẻ bỏng nặng

Trẻ 18 tháng tuổi ở Phú Thọ bỏng nặng do ngã vào nồi nước sôi; trẻ bỏng nặng do người...

Sáng 10/3: Thông tin mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay đã tròn 70 ngày, Việt Nam không ghi nhận ca tử...

Người phụ nữ 30 tuổi có gần 100 viên sỏi trong mật

Do điều kiện kinh tế khó khăn, người phụ nữ dân tộc Mông phải chịu cơn đau nhiều tuần, khi...

Cách sơ cứu trẻ sặc sữa tránh trường hợp tử vong đáng tiếc

Các bác sĩ khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi TW vừa tiếp nhận một trường hợp bé...

Tin mới nhất

Ngoài dùng thuốc còn cách nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư?

15 giờ trước

Có cách nào phòng tránh bệnh trầm cảm?

15 giờ trước

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa lão hóa nhau thai và bệnh cơ tim chu sinh...

17 giờ trước

Bí quyết 164 năm của người Thụy Điển để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, mạnh mẽ

17 giờ trước

5 sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải hủy hoại sự tự tin của con

17 giờ trước

Làm được 6 điều này chứng tỏ con bạn là đứa trẻ có EQ cao

17 giờ trước

4 điều cha mẹ nên làm khi lỡ tổn thương con

17 giờ trước

5 câu nói quyền năng giúp trẻ tự tin hơn

17 giờ trước

7 điểm chung của các bố mẹ có con thành đạt

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình