Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách sơ cứu trẻ sặc sữa tránh trường hợp tử vong đáng tiếc

Các bác sĩ khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi TW vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 2 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim, nghi do sặc sữa.

Theo lời kể của gia đình, trẻ là con lần 3, đẻ non 32 tuần, cân nặng lúc sinh 1.1kg, sau sinh đã được tầm soát sức khoẻ tại bệnh viện và không phát hiện dấu hiệu bất thường, tăng cân phù hợp với lứa tuổi. Trước ngày nhập viện trẻ không có dấu hiệu bất thường.

Trước đó, sáng 21/2, trẻ được mẹ cho bú sữa bình 2 lần vào thời điểm 5h và 6h sáng, nhưng bú ít, trớ sữa, quấy khóc, bụng chướng. Khoảng 9h trẻ được phát hiện tím tái, kích thích không có phản xạ, được gia đình đưa vào khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư.

BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, được cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay. Đặt nội khí quản thấy đọng ít sữa trong khoang miệng, nhưng không thấy sữa trong đường thở, Xquang phổi cho thấy tổn thương nhu mô phổi bên phải lan toả. 

Dịch dạ dày có nhiều sữa chưa được tiêu hoá (dù sau ăn 4 tiếng). Kết quả chụp Xquang bụng chướng hơi, các quai ruột chứa dịch, đây cũng có thể là kết quả sau ngừng tim, nhưng cũng có thể là một tình trạng viêm ruột từ trước đó làm cho em bé dễ bị sặc, dễ trớ hơn trẻ khoẻ mạnh bình thường.

Theo BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm, sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Đây là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho trẻ.

Theo các bác sĩ sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Vì thế, các cha mẹ cần chú ý xử lý đúng cách theo các bước sau:

Nếu trẻ còn ho được: Nghiêng đầu trẻ sang một bên, lau sạch sữa ở mũi, miệng trẻ. Khuyến khích để trẻ ho. Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ.

Nếu trẻ không ho được, nhưng còn tỉnh:

Bước 1: Cho trẻ nằm sấp để đầu thấp hơn ngực trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng.

Bước 2: Sử dụng gót bàn tay VỖ LƯNG 5 LẦN giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới ra trước.

Bước 3: Sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ.

Bước 4: Lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ đầu thấp hơn cơ thể.

Bước 5: ẤN NGỰC 5 LẦN ở vị trí 1⁄2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng 1 giây, cố gắng tạo áp lực đủ để sữa ra ngoài.

Bước 6: Lặp lại chu kỳ 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến trẻ thở lại hoặc khi trẻ không đáp ứng.

Nếu trẻ bất tỉnh:

Bước 1: Lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế ( gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo dướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quì tùy theo điều kiện.

Bước 2: Ngay lập tức Ép tim - thổi ngạt cho trẻ :

Ép tim: vị trí 1/2 dưới xương ức, chiều sâu 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực

- 30 lần ép tim - 2 lần thổi ngạt (Nếu chỉ có 1 mình)

- 15 lần ép tim - 2 lần thổi ngạt (Nếu có ≥ 2 người cấp cứu)

Thổi ngạt miệng - miệng hoặc thổi ngạt miệng - mũi cho trẻ: Thổi hơi vào trong 1 giây, chú ý quan sát lồng ngực trẻ phồng lên. Lặp lại 2 lần. Nếu lồng ngực không phồng lên, lặp lại động tác ngửa đầu nâng cằm, điều chỉnh tư thế ngửa đầu.

Miệng - Mũi: Hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng của người cấp cứu lên miệng và mũi của trẻ.

Miệng - Miệng: Hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng người cấp cứu lên miệng của trẻ. Kẹp chặt cánh mũi với ngón cái và ngón trỏ, bàn tay tì lên trán trẻ.

Tiếp tục cấp cứu tại chỗ đến khi trẻ hồng trở lại hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ./.

Theo VOV2

Tin liên quan

Người phụ nữ 30 tuổi có gần 100 viên sỏi trong mật

Do điều kiện kinh tế khó khăn, người phụ nữ dân tộc Mông phải chịu cơn đau nhiều tuần, khi...

WHO "tô đỏ" một châu lục: Dự báo về làn sóng COVID-19 mới thành hiện thực?

Lần đầu tiên sau nhiều tháng, khu vực dịch tễ có Việt Nam là Tây Thái Bình Dương không...

Thanh niên 18 tuổi suýt liệt 2 chân vì tập gym sai cách, chuyên gia khuyến cáo có 3 dấu...

Đau cơ là bình thường khi tập thể dục, nhưng nếu cơn đau gây khó chịu, như kim châm trên...

Thuốc lá điện tử liên quan đến trầm cảm ở thanh thiếu niên

Một cuộc khảo sát do Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ dẫn đầu đã phát hiện, thanh thiếu niên sử...

Sốt cao, đau đầu, chàng trai 29 tuổi phát hiện bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn

Ngày 8/3, thông tin từ Bệnh viện E cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một...

Mắc loại bệnh 'triệu người có một' sau khi uống viên thuốc chữa đau họng

Người đàn ông 39 tuổi bị đau rát họng, uống thuốc điều trị không rõ loại. Sau khi uống, anh...

Thường xuyên gặp ác mộng lúc nhỏ có thể dẫn đến bệnh Parkinson và mất trí nhớ sau này

Theo một nghiên cứu mới, những người thường xuyên trải qua những cơn ác mộng khi còn nhỏ thì nhiều...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

1 ngày 22 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

2 ngày 2 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

2 ngày 22 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

2 ngày 22 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

2 ngày 22 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

21/11/2024 06:58

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình