Phụ Nữ Sức Khỏe

Gần 15.000 người Việt Nam tiêm vắc xin sốt xuất huyết

Chỉ sau 5 ngày ra mắt, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tiêm và nhận đặt giữ gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ em và người lớn, kịp thời bảo vệ sức khỏe cho người dân trước chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 10 hàng năm.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ thông tin trên tại cuộc thảo luận chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành về sốt xuất huyết tại TP.HCM.

Theo bác sĩ Chính, với thế mạnh gần 200 trung tâm, hơn 10.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống kho lạnh và hệ thống xe lạnh vận chuyển vắc xin chuyên nghiệp đạt chuẩn GSP, ngoài tiêm tại chỗ, Hệ thống tiêm chủng VNVC có thể tổ chức các đội tiêm lưu động đến các trường học, doanh nghiệp, khu dân cư… với quy trình tiêm chủng an toàn cao nhất để kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và người lớn trước chu kỳ đỉnh dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 10 hằng năm.


Nhiều trẻ em trong độ tuổi học đường đã tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Chia sẻ về sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Chính cho biết, virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh khác nhau. Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp virus khác nhau, thậm chí lần mắc thứ 2 có nguy cơ nặng hơn lần đầu.

Sốt xuất huyết gây ra các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê… Bệnh có nguy cơ trở nặng vào giai đoạn hết sốt từ ngày thứ 3 đến thứ 5 khiến người bệnh dễ chủ quan. Các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn khi mắc sốt xuất huyết là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính, béo phì… Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, sốt xuất huyết không chỉ gây gánh nặng và áp lực cho bệnh nhân, gia đình mà còn cho hệ thống và nhân lực ngành y tế. Do đó, việc đưa vào sử dụng vắc xin sốt xuất huyết là bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống bệnh nguy hiểm này.

Từ nửa thế kỷ trước, việc tìm ra vắc xin sốt xuất huyết là vấn đề cấp thiết, Việt Nam đã phê duyệt vắc xin sốt xuất huyết cùng 39 nước trên thế giới, tiến thêm một bước quan trọng cho công tác phòng chống dịch bệnh. Việc sử dụng vắc xin cùng các biện pháp phòng chống khác sẽ giảm số ca mắc bệnh, nhập viện và gặp biến chứng nặng do bệnh trong tương lai không xa. Đó là bằng chứng thuyết phục nhất về tính an toàn, hiệu quả và tính nhân văn cao cả của vắc xin nói chung và vắc xin sốt xuất huyết nói riêng”, bà Tiến kỳ vọng.

Đồng tình ý kiến trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, từ 1959 đến nay sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi bệnh lưu hành ngày càng phức tạp, lan rộng và diễn ra quanh năm không còn theo mùa. Các biện pháp kiểm soát muỗi truyền bệnh gặp nhiều khó khăn do vấn đề đô thị hóa, giao thương, đi lại. Hằng năm, nước ta có hàng trăm nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết với hàng chục đến hàng trăm ca tử vong.

Theo bác sĩ Khanh, bệnh sốt xuất huyết khó kiểm soát nguồn lây bởi người mắc sốt xuất huyết có thể không biểu hiện hoặc có triệu chứng không rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy, 80% người không có triệu chứng vẫn có khả năng lây nhiễm sốt xuất huyết. Bệnh nặng khó dự đoán trước và có thể phát triển mà không có dấu hiệu cảnh báo.

Ghi nhận mới nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy tháng 8-2024, bệnh viện có 130 ca mắc sốt xuất huyết nhập viện và 8 trường hợp gặp biến chứng sốc sốt xuất huyết, phải điều trị tích cực.

Sốt xuất huyết hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu, trọng tâm là phát hiện sớm và điều trị các biến chứng”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi bên cạnh truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh, kiểm soát vector lây truyền bệnh, giám sát chặt chẽ bệnh, người dân cần tiêm vắc xin để phòng bệnh hiệu quả.


Ngay từ khi thành lập, VNVC đã đầu tư lớn xây dựng hệ thống kho lạnh, dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP tiêu chuẩn quốc tế, có thể bảo quản đồng thời 400 triệu liều vắc xin.

Vắc xin sốt xuất huyết do hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản sản xuất tại Đức, phòng đầy đủ 4 tuýp huyết thanh virus gây bệnh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam, phác đồ tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên đến người lớn.

Vắc xin được chứng minh có hiệu lực bảo vệ cao, hiệu lực chống nhiễm với cả 4 tuýp huyết thanh sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai. Vắc xin cũng có hiệu lực cao trong việc chống nhập viện do sốt xuất huyết, với tỷ lệ giảm lên đến 90,4%.

Theo Đăng Khoa/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Lại là cha dượng hiếp dâm bé gái con riêng của vợ

Bị cáo cho rằng mình không phạm tội nhưng không đưa ra được chứng cứ mới tại phiên xử phúc...

Phần còn lại của cầu Phong Châu có thể bị sập bất cứ lúc nào

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ nhận định có khả năng phần còn lại của cầu Phong Châu...

Xác minh thông tin liên quan 'bữa cơm gừng chấm muối' của học sinh

Liên quan đến phóng sự "Bữa cơm trắng với gừng ở điểm trường Màng Mủ, Yên Bái", Phòng GD&ĐT Mù...

Có nên cho bạn bè, gia đình vay tiền?

Ngay cả giữa anh chị em, con cái đã trưởng thành và cha mẹ, những mâu thuẫn do vay mượn...

Bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại 2 chiếc túi Hermes bạch tạng

Ngoài các tài sản như sổ tiết kiệm, bộ trang sức kim cương, bị cáo Trương Mỹ Lan muốn được...

Tin lời bạn trai quen qua mạng, người phụ nữ ở Phú Yên bị 'khoắng sạch' hơn 14,4 tỷ đồng

Ngày 26/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên cho biết, đã tiếp nhận đơn trình báo của bà...

Tai nạn thương tâm ở Bình Phước: Chồng tử vong dưới bánh xe tải do vợ cầm lái

Vợ lái xe tải của gia đình bỏ đi, chồng liền đuổi theo, bám vào cửa xe. Trong quá trình...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

16 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

16 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

16 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 6 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình